Bạn có đang dùng điều hoà sai cách?
Trong thời tiết nắng nóng cao điểm năm nay, điều hoà nhiệt độ là vật dụng điện gia dụng không thể thiếu của mọi gia đình. Đã dùng điều hoà lâu, bạn có biết có những thói quen vô tình có thể làm giảm tuổi thọ điều hoà hay tiêu tốn nhiều điện năng hơn hay gây hại đến sức khoẻ?
Bật/tắt hay thay đổi nhiệt độ điều hoà liên tục
Có thể bạn nghĩ: chỉ bật điều hoà một lúc đến khi phòng mát thì tắt, khi nào nóng lại bật tiếp. Như vậy sẽ tiết kiệm điện hơn. Nhưng thực tế là, khi dùng điều hoà như vậy, máy cần tiêu thụ một lượng lớn năng lượng để thực hiện các tác vụ như khởi động máy nén, động cơ quạt, làm mát không khí đến nhiệt độ yêu cầu. Việc bật tắt liên tục như vậy khiến quá trình trên bị lặp đi lặp lại, thậm chí còn tăng đáng kể hoá đơn tiền điện mỗi tháng, hay làm giảm tuổi thọ của cục nóng và dàn lạnh.
Một số người lại cho rằng khi nhiệt độ phòng đã hạ thấp rôi, có thể tăng nhiệt độ lên chút xíu để máy tạm không phải chạy nhiều nữa. Tuy nhiên, các model điều hoà nhiệt độ hiện nay đã được lắp đặt hệ thống cảm biến để duy trì nhiệt độ ổn định. Thao tác chỉnh thủ công như vậy có thể làm xáo trộn quá trình làm việc thông thường của máy, giảm độ bền và gây tốn điện hơn.
Tham khảo: Lịch cắt điện Hà Nội mới nhất hôm nay
Bật nhiệt độ thấp nhất ngay khi bước chân vào phòng
ĐI ngoài trời nóng nực về ai mà chả muốn nhiệt độ phòng mát lạnh nhanh chóng. Có một cơ số người vì thế đã hạ nhiệt độ xuống đột ngột, khiến thiết bị phải vận hành hết công suất gây tốn điện nhiều hơn và nhanh hỏng hóc. Thậm chí, khi từ ngoài trời nóng bước vào trong phòng có nhiệt độ chênh lệch quá lớn, người dùng có thể bị sốc nhiệt. Để đảm bảo an toàn sức khoẻ và độ bền thiết bị, bạn nên bật điều hoà ở ngưỡng 25 độ C. Nếu vẫn thấy nóng, bạn có thể sử dụng kết hợp với quạt cây, quạt trần hay quạt hơi nước để phòng dịu mát dần dần, sau đó mới tiếp tục hạ nhiệt độ.
Sự kết hợp của dùng điều hoà và quạt giúp không khí lưu thông đều đến cả không gian phòng, giảm bớt tải trọng và tần suất làm việc của điều hoà, tiết kiệm đáng kể chi phí tiền điện hàng tháng.
Đóng kín mít cửa phòng
Để phòng kín như bưng cả ngày liệu có giúp bạn tiết kiệm thời gian làm mát phòng không? Phương pháp này có một phần đúng, nhưng nó cũng gây ra tình trạng thiếu hụt oxy cục bộ trong phòng và khiến môi trường ứ đọng, dễ sinh ra vi khuẩn có hại cho sức khoẻ con người. Theo các chuyên gia, bạn có thể để những khe hở nhỏ để không khí được luân chuyển qua lại. Những khe hở này không nên quát lớn để tránh thất thoát hơi lạnh ra ngoài quá nhiều, gây tốn điện.
Quan niệm trước đây cho rằng việc đóng kín cửa giúp hơi lạnh không thể thoát ra ngoài khi điều hòa hoạt động, ít lãng phí điện. Phương pháp này không hẳn sai, nhưng lại gây tình trạng thiếu ô-xy cục bộ cho phòng, cũng như sản sinh vi khuẩn. Các chuyên gia khuyên rằng, người dùng có thể thiết kế phòng ở với khe hở như khe cửa gỗ chẳng hạn, để không khí lưu thông, nhưng kích thước không quá lớn để tránh hơi lạnh thất thoát ra ngoài quá nhiều, gây tốn điện.
Không có biện pháp che chắn nắng vào phòng
Cho dù điều hoà có công suất lớn đến mấy, ánh nắng (nhất là nắng buổi trưa chiều) chiếu thẳng vào phòng chẳng khác nào luyện linh đan, khiến tường và đồ vật xung quanh hấp thụ nhiệt và nóng lên nhanh chóng. Điều hoà vf thế phải hoạt động liên tục, ngốn khá nhiều năng lượng. Tường càng mỏng, nhiệt độ cao tràn vào càng nhanh và dễ dàng.
Để tiết kiệm công suất sử dụng của điều hoà, bạn nên sử dụng các phương án che chắn tường và cửa như sử dụng rèm dày, lắp thêm rèm mây tre che chắn các cửa ra vào nơi có ánh nắng chiếu vào…
Không tắt điều hoà
Đồng ý là việc tắt bật điều hoà quá nhiều lần có thể gây giảm tuổi thọ của điều hoà. Thế nhưng, việc dùng điều hoà 24/24 cũng có vô vàn tác hại như giảm tuổi thọ của máy, tích tụ vi khuẩn do không có không khí lưu thông.
Nếu có việc phải chạy ra ngoài khoảng vài giờ trở lên, bạn nên tắt điều hoà để máy được nghỉ ngơi, hạn chế tiêu thụ điện. Nếu mở điều hoà ban đêm mà ngại dậy tắt, bạn có thể bật hẹn giờ tắt trên điều khiển từ xa để phòng trường hợp ngủ quên, hay sử dụng chế độ Ngủ đêm – tính năng tăng nhiệt độ theo giờ – khoảng 0,5 – 2 độ C/mỗi giờ. Khi sử dụng chế độ này, máy sẽ giảm công suất hoạt động và tiêu thụ ít năng lượng hơn.
Lạm dụng chế độ Dry khi dùng điều hoà
Chế độ Dry Mode của máy điều hoà có chức năng như máy hút ẩm, có tác dụng giảm độ ẩm trong không khí phòng. Các hãng điều hoà tích hợp chế độ này để người sử dụng dùng trong những ngày có nhiều mưa hay ẩm thấp kéo dài.
Gần đây, một số hội nhóm có đăng thông tin cho rằng sử dụng chức năng Dry Mode kết hợp với quạt sẽ tiết kiệm điện năng mà lại khiến không khí thoáng mát hơn. Vào những ngày hè nóng nực, độ ẩm trong không khí xuống thấp, việc sử dụng chế độ này thậm chí gây khô da, khô mũi họng, chính ra lại gây khó chịu. Hơn nữa, do kết hợp chế độ này của điều hoà với chạy quạt nên tổng năng lượng tiêu thụ của cả hai sẽ nhiều hơn.
Không vệ sinh điều hoà định kỳ
Với khí hậu ô nhiễm, khói bụi như hiện nay, các thiết bị điện tử đặc biệt là quạt hay điều hoà sẽ mau chóng bị bám đầy bụi. Các điều hoà cũ có thời gian sử dụng từ 2 năm trở lên nếu không vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ sẽ là nơi trú ngụ tuyệt vời cho các loại mảng bám, bụi bẩn, mạng nhện, vi khuẩn, virus gây hại cho sức khoẻ người dùng. Nếu để bụi bẩn lọt vào quá nhiều, công suất làm mát của điều hoà sẽ giảm xuống và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Bụi trên dàn lạnh sẽ ngăn không khí mát thổi vào phòng. Còn ở trên dàn nóng, bụi có thể làm tắc nghẽn quạt, cản trở lưu thông gió, thậm chí gây hỏng hóc, cháy nổ. Lâu dài, tuổi thọ chiếc điều hoà sẽ bị giảm.
Để đảm bảo tiết kiệm điện, giữ sức khoẻ cho người sử dụng, bạn cần thường xuyên vệ sinh điều hoà (cả cục nóng và cục lạnh). Dùng nhiều thì 6 tháng gọi thợ một lần, còn dùng ít thì nên vệ sinh định kỳ theo năm.
Làm dàn che cho cục nóng
Một số người cẩn thận quá làm dàn che cho cục nóng để tránh thiết bị hư hại do thời tiết. Nhưng thực ra việc này không cần thiết bởi về cơ bản, bộ phận này được chế tạo để chịu được mưa, thậm chí mưa lớn, cũng như có lớp chống ăn mòn, nên sẽ không dễ bị hư hỏng.
Che chắn cục nóng quá kỹ sẽ làm hạn chế việc lưu thông không khí đầu vào, làm giảm khả năng làm lạnh của cục lạnh. Do vậy, nó chỉ khiến thiết bị tiêu thụ điện năng nhiều hơn. Bạn nên để cục nóng ở nơi không quá ẩm thấp, thoáng mát để thiết bị hoạt động hiệu quả là đủ rồi.
Trên đây là một số sai lầm khi dùng điều hoà mà nhiều người hay gặp phải. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn tối ưu cách sử dụng thiết bị làm mát này sao cho bền, tiết kiệm và an toàn. Đừng quên chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích hay để lại phản hồi/câu hỏi của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi!