Site icon Chọn Chuẩn

Hút sữa xong bảo quản như thế nào cho an toàn?

hút sữa xong bảo quản như thế nào

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên quý giá cho bé trong những năm tháng đầu đời. Với các mẹ phải hút sữa cho bé ti bình bằng máy hút sữa, hút sữa xong bảo quản như thế nào cho an toàn, đảm bảo các dưỡng chất thì không phải mẹ nào cũng nắm rõ. Hãy cùng Chọn Chuẩn tham khảo các thông tin quan trọng về bảo quản và trữ đông sữa mẹ. 

Hút sữa xong bảo quản như thế nào an toàn?

Để ở nhiệt độ phòng

Sữa mẹ mới vắt ra có rất nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất hơn sữa mẹ được để trong ngăn mát hay ngăn đông tủ lạnh. Trong đó, có khá nhiều đường đơn và đường đôi, giúp trẻ dễ hấp thu dưỡng chất hơn, nhưng cũng dễ làm sữa bị biến chất nếu để quá lâu ở ngoài. 

Quy định bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng theo khuyến cáo của WHO, UNICEF, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam như sau:

Nếu mẹ muốn cho con bú sữa mới vắt ra, mẹ nên để sữa trong bình kín và để phòng mát. Nếu bé chưa dùng ngay, mẹ nên cho sữa vào trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ từ 4 độ C để tránh sữa bị nhiễm khuẩn, biến chất, gây nguy hiểm cho đường ruột của bé. Mẹ cũng đừng quên hâm nóng sữa trước khi cho bé ăn. 

Để trong ngăn mát tủ lạnh

Hút sữa xong bảo quản như thế nào trong ngày để sữa luôn tươi mới, đảm bảo thì không phải mẹ nào cũng rõ. Tủ lạnh giúp mẹ trữ lạnh sữa để sử dụng an toàn cho bé trong ngày. Sữa mới vắt ra nên được làm lạnh ngay nếu không sử dụng ngay. Mẹ nên sắp xếp sữa trong bình hoặc túi kín, tách biệt với thực phẩm và đồ ăn của người lớn để tránh sữa bị nhiễm khuẩn. Mẹ cũng nên đặt sữa ở phần sâu của tủ lạnh, tránh cánh tủ lạnh vì nơi này hay mở ra mở vào nên nhiệt độ không đảm bảo ổn định cho sữa. 

Sữa mẹ nên được bảo quản ở góc trong cùng ngăn mát tủ lạnh

Sữa lạnh trong tủ tránh hoà lẫn với sữa mới vắt vì sẽ làm sữa lạnh bị làm ấm lên, đánh thức các vi khuẩn đang ngủ yên. Nếu sữa không sử dụng hết trong ngày, mẹ nên đóng đông sữa sớm để bảo toàn dinh dưỡng có trong sữa và tránh sữa bị cách vi khuẩn có hại xâm nhập. Sữa mẹ bé bú còn dư cũng không được để lại vào ngăn mát hay cấp đông mà buộc phải bỏ đi.

Để trong ngăn đông/tủ đông chứa sữa

Sữa mẹ bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh gia đình sẽ giữ được trong khoảng 3 tháng. Với tủ đông chuyên dụng có nhiệt độ dưới âm 18 độ C hoặc tủ lạnh side by side, sữa sẽ giữ được lên đến 6 tháng. Nếu để trong tủ đông riêng biệt có nhiệt độ dưới âm 20 độ C, sữa có thể để được từ 6-12 tháng. 

Mẹ nên bảo quản sữa mẹ tránh khỏi thực phẩm gia đình để tránh bị nhiễm khuẩn chéo

Vậy cách bảo quản sữa mẹ trong ngăn đông đúng chuẩn ra sao? Mẹ nên trữ đông sữa trong bình hoặc túi trữ sữa chuyên dụng, với lượng sữa vừa đủ một cữ bú của bé để tránh bị dư sữa, phí sữa. Mẹ nên xếp sữa gọn gàng, ghi rõ ngày tháng vắt để tránh dùng phải sữa để quá hạn. Mẹ cũng không nên rót sữa quá đầy túi hoặc bình chứa vì sữa đông còn nở ra nữa. 

Mẹ có thể tham khảo hướng dẫn bảo quản sữa mẹ từ CDC hoặc thông tin từ MayoClinic.org.

Cách rã đông và hâm nóng sữa mẹ không mất chất dinh dưỡng

Rã đông

Sau khi đã rõ hút sữa xong bảo quản như thế nào trong ngăn mát tủ lạnh hoặc trong tủ đông, mẹ cũng cần biết cách rã đông sữa mẹ sao cho an toàn. Việc rã đông sữa mẹ đúng cách giúp đảm bảo tối đa các chất dinh dưỡng và khoáng chất quý giá trong sữa mẹ. 

Mẹ nên cho sữa đông xuống ngăn mát trước khoảng 24 giờ để sữa được rã đông từ từ. Nếu cần gấp, mẹ cho túi sữa đông ngâm trong chậu nước đá lạnh hoặc xối dưới vòi nước sạch để sữa không bị tách nước, sau đó chuyển túi sữa ra nhiệt độ phòng cho sữa tự tan hoặc ngâm trong nước ấm tầm 37 độ C. Mẹ tuyệt đối không được hâm nóng sữa khi sữa còn đang đông lạnh. 

Ngoài ra, mẹ nên lưu ý một số điểm sau khi rã đông sữa mẹ:

Hâm nóng

Sữa mẹ mới vắt ra không cần thiết phải hâm nóng. Mẹ có thể cho bé ăn sữa để ở nhiệt độ phòng hoặc sữa lạnh mát (nếu bé chịu uống sữa mát).

Tuy nhiên, nếu bé không chịu uống sữa mát hay mẹ muốn hâm sữa rã đông cho thơm ngon thì hãy tham khảo một số lời khuyên dưới đây:

Sữa mẹ hâm nóng để được mấy tiếng? Sữa đã được làm ấm cần sử dụng hết trong vòng 02 giờ, không được cấp đông lại lần nữa. Sữa mẹ khi ấy ấm nên dễ bị hỏng, mất chất dinh dưỡng nếu để ngoài quá lâu.   

Mẹ nên làm ấm sữa bằng máy hâm sữa để đảm bảo dưỡng chất quý giá có trong sữa

Ngoài cách làm ấm sữa bằng bát nước ấm, mẹ có thể sử dụng máy hâm sữa mẹ để sữa ấm lên từ từ, ấm đều đến nhiệt độ vừa đủ cho bé sử dụng. Nhờ đó, các dưỡng chất quý giá trong sữa mẹ được bảo toàn. 

Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng

Hiểu cách hút sữa xong bảo quản như thế nào cho an toàn là chưa đủ. Mẹ cần biết cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng để tránh cho bé ăn phải sữa không đảm bảo. Bé uống phải sữa bị hư sẽ dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột rất nguy hiểm. 

Sữa mẹ rã đông thông thường có mùi thơm dễ chịu. Trong một số trường hợp, sữa mẹ có thể có những điểm bất thường như sau: 

Mẹ có thể nếm thử sữa để nhận biết sữa mẹ bị hỏng hay chưa. Sữa mẹ thông thường có hương vị thơm ngon, béo ngậy, nhạt. Nếu sữa có vị khác như tanh, chua, mùi hôi khó chịu thì có thể sữa đã bị hỏng, không còn đảm bảo dinh dưỡng để sử dụng. Bé ăn phải sữa bị hỏng có thể bị nôn mửa, tiêu chảy, co thắt dạ dày, hay ngộ độc thực phẩm. 

Ngoài ra, mẹ có thể để ý xem bé có quấy khóc hay từ chối sữa không vì vị giác của bé khá nhạy, có thể phát hiện sữa bị hỏng. Nếu có, mẹ nên kiểm tra lại xem sữa có bị chua, bị hỏng hay không. 

Một số lời khuyên khi bảo quản sữa mẹ

Kết luận

Trên đây là những thông tin hữu ích về việc hút sữa xong bảo quản như thế nào cho giữ trọn dinh dưỡng, an toàn cho bé. Nếu biết cách bảo quản, rã đông, hâm nóng, mẹ có thể trữ đủ sữa cho bé sử dụng trong 1 năm đầu đời hoặc hơn thế. Mẹ có thể tham khảo thêm hướng dẫn vắt và bảo quản sữa mẹ từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam để có thêm thông tin. 

Exit mobile version