Máy đo huyết áp cổ tay, bắp tay loại nào chính xác nhất? (2023)
Máy đo huyết áp là công cụ theo dõi sức khỏe hữu ích cho các gia đình, đặc biệt là nhà có người già, người cần chăm sóc y tế thường xuyên. Chọn mua và sử dụng máy đo lường huyết áp ra sao cho hiệu quả, chính xác, kinh tế? Cùng Chọn Chuẩn tìm hiểu về thiết bị này qua bài viết sau nhé.
Top 6+ máy đo huyết áp tốt nhất hiện nay
Máy đo huyết áp bắp tay Omron HEM-8712 – Bán chạy nhất
Omron HEM-8712 xuất xứ từ thương hiệu Omron (Nhật Bản) là thiết bị đo huyết áp nhỏ gọn, tiện lợi, có thể mang theo bên mình để theo dõi sức khoẻ hoặc sử dụng trong gia đình. Máy sử dụng nguồn điện từ pin AA hoặc có thể cắm vào ổ điện sử dụng bộ đổi điện Omron.
Một điểm ưu việt của chiếc máy này đó là nó có thể đo cả huyết áp (giới hạn 0 – 299 mmHg, độ chính xác ±3 mmHg) và nhịp tim (giới hạn 40 – 180 nhịp/phút, độ chính xác ±5%). Như vậy, bạn có thể theo dõi sức khoẻ của mình hay người thân trong gia đình toàn diện, tiện lợi hơn so với máy chỉ theo dõi huyết áp thông thường. Máy sử dụng công nghệ Intellisense hiện đại nhất hiện nay nên cho độ chính xác cao mà không yêu cầu thao tác phức tạp để sử dụng.
Việc sử dụng máy này cũng khá đơn giản. Máy có 1 nút ấn để bắt đầu hay tạm ngừng đo. Kết quả được hiển thị to, rõ ràng trên màn hình LED.
Máy đo huyết áp cổ tay Omron HEM-6161 – Công nghệ Intellisense (YTL)
Máy theo dõi huyết áp ở cổ tay Omron HEM-6161 là sản phẩm thứ 2 từ thương hiệu đồ y tế Omron mà Chọn Chuẩn muốn giới thiệu đến bạn. Máy cũng sử dụng công nghệ Intellisense đo lường tự động, có thể đo cả huyết áp và nhịp tim. Máy có trọng lượng chỉ 101gram (khi không có pin), khá gọn nhẹ, đẹp mắt, dễ mang theo khi đi công tác, đi du lịch.
Khác với mẫu HEM-8712 kể trên, HEM6161 được trang bị những tiện ích mở rộng như cảnh báo nhịp tim bất thường hoặc huyết áp quá cao-quá thấp. Bộ nhớ của máy có thể lưu tối đa 30 kết quả đo với thời gian nhất định, giúp bạn dễ dàng theo dõi sức khoẻ của từng thành viên trong gia đình. Máy được bảo hành chính hãng 5 năm bởi Omron Việt Nam.
Máy đo lường huyết áp gia đình Sinoheart BA-801 – Có giọng nói tiếng Việt
Sinocare là thương hiệu chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe giá bình dân mà chất lượng cao với dây chuyền công nghệ từ CHLB Đức như máy đo đường huyết Safe Accu. Máy đo huyết áp Sinocare Sinoheart BA-801 là một trong những sản phẩm được yêu thích của hãng trên toàn thế giới. Máy có giá bình dân, nhưng sở hữu công nghệ Intellisense tạo áp suất hoàn toàn mới, cho độ chính xác cao không kém gì các máy đo bằng cơ tại bệnh viện.
Ưu điểm lớn nhất của chiếc máy này đó là nó có phát giọng nói bằng tiếng Việt nên khá dễ sử dụng ngay cả với người cao tuổi. Màn hình máy khá to, hiển thị các thông số rõ ràng, dễ đọc. Ngoài ra, bộ nhớ của máy có thể đo cho 2 người trong nhà với khả năng lưu trữ đến 90 kết quả. Máy còn được trang bị tính năng phát hiện rối loạn nhịp tim (IHB), trang bị bảng phân loại huyết áp của WHO.
Chiếc máy này đo huyết áp ở bắp tay nên phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là người bị tiểu đường hay xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, người có bắp tay quá to sẽ thấy khó khăn hơn khi sử dụng sản phẩm này.
Máy đo lường huyết áp, nhịp tim giá rẻ Microlife AG1-20 – Giá rẻ
So với các mẫu máy điện tử, dòng máy cơ như Microlife AG1-20 có cấu tạo đơn giản, giá thành phải chăng, độ bền cao. Máy gồm có đồng hồ đo, bơm khí, túi hơi để thực hiện đo huyết áp bắp tay. Máy còn có thể đo cả nhịp tim và có đi kèm tai nghe nhịp tim. Ngoài ra, bạn còn được tặng 1 túi đựng máy nhỏ gọn, xinh xắn khi mua sản phẩm này.
Điểm trừ của sản phẩm này đó là nó yêu cầu có chuyên môn y tế mới có thể sử dụng được. Do vậy, máy chỉ phù hợp với bác sĩ, y tá, người có chuyên môn về y. Máy cũng chỉ có tính năng đo nhịp tim, đo huyết áp cơ bản và không tích hợp các tiện ích hiện đại. Sản phẩm chưa thật sự thân thiện với các hộ gia đình.
Máy theo dõi sức khoẻ thông minh Yamada – trợ lý ảo Assistant+ cảnh báo nhịp tim Heart Link
Máy đo huyết áp nhịp tim Yamada không chỉ là một dụng cụ theo dõi huyết áp thông thường. Thiết bị chăm sóc sức khoẻ thông minh này được ứng dụng công nghệ trợ lý ảo Assistant+, giúp hướng dẫn đo, đọc kết quả đo, cảnh báo, đưa ra lời khuyên hoàn toàn bằng tiếng Việt. Máy có thể lưu kết quả đo cho 2 người, trong đó mỗi người có tối đa 60 kết quả được lưu trên máy.
Về độ chính xác, Yamada cho độ chính xác cao, đáng tin cậy vì sử dụng thang đo huyết áp chuẩn WHO. Dung sai huyết áp là ±3mmHg và nhịp tim là ±5%. Công nghệ Heart Link giúp cảnh báo nhịp tim không đều nên có thể hỗ trợ đoán biết sơ qua một số bệnh lý về tim mạch. Sản phẩm này phù hợp cho mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt là người già, người có bệnh mãn tính.
Sản phẩm có giá thành hợp lý trong phân khúc và có thời hạn bảo hành là 3 năm.
Máy đo nhịp tim B.Well Swiss MED-62 – Làm từ chất liệu có độ bền cao
Một lựa chọn thứ hai về máy đo bằng cơ là B.Well Swiss MED-62 từ Thuỵ Sỹ. Một bộ sản phẩm bao gồm ống nghe nhịp tim, vòng bíp, bơm hơi và đồng hồ đo thông số. Như vậy, sản phẩm có thể vừa đo được huyết áp và nhịp tim, tiết kiệm chi phí nhiều hơn so với mua 2 loại máy đo rời.
Vòng bíp có giới hạn kích thước từ 22 – 42cm, phù hợp với tất cả mọi người, kể cả người có bắp tay to. Sản phẩm được làm từ những chất liệu có độ bền cao như áp kế bằng kim loại, vòng bíp bằng nylon bền và chống thấm nước, túi khí cao su sử dụng công nghệ liền mạch, túi bảo quản mềm giúp mang thiết bị đi theo người dễ dàng mà không sợ thất lạc, hư hỏng.
Sản phẩm được bảo hành 2 năm và có giá bán tham khảo là 420.000 đồng.
Thông tin về máy đo huyết áp
Máy đo huyết áp là gì?
Máy đo huyết áp là một thiết bị y tế được sử dụng để đo lường huyết áp của cơ thể trong một điều kiện, thời gian nhất định. Sản phẩm này đầu tiên xuất hiện tại các bệnh viện, cơ sở y tế, và dần đã trở nên phổ biến trong gia đình.
Kết quả đo huyết áp được thể hiện dưới dạng chỉ số huyết áp, thể hiện áp lực của máu được bơm lên động mạch khi tim trong tình trạng bị co bóp và khi tim giãn ra. Chỉ số này được thể hiện dưới dạng tỉ lệ, là tâm thu/tâm trương (VD: 120/80 mmHG). Ý nghĩa các chỉ số trên máy đo huyết áp như sau:
- Huyết áp tâm thu (SYS): là chỉ số huyết áp lớn nhất đo được (hay nằm ở vị trí phía trên trong màn hình đo). Đây là áp lực của máu lên động mạch khi tim ở tình trạng bị co bóp.
- Huyết áp tâm trương (DIA): là chỉ số huyết áp thấp nhất đo được (hay nằm ở vị trí phía dưới trong màn hình đo). Đây là áp lực của máu lên động mạch khi tim ở tình trạng giãn ra.
Trong ví dụ trên, huyết áp tâm thu là 120, huyết áp tâm trương là 80. Đây là chỉ số huyết áp bình thường ở người khoẻ mạnh.
Ngoài ra, ở các mẫu máy có tích hợp tính năng đo nhịp tim, nhịp tim được thể hiện bằng số Pulse.
Có mấy loại máy đo huyết áp?
Xét theo hình thức hoạt động, trên thị trường hiện nay có 4 loại máy đo huyết áp là máy đo thuỷ ngân, máy đo điện tử, máy đo bằng cơ, máy đo tự động. Trong đó, máy đo huyết áp điện tử được sử dụng rộng rãi trong gia đình để theo dõi sức khoẻ vì nó khá dễ sử dụng, không cần chuyên môn y khoa của bác sĩ hay đến bệnh viện.
Ưu và nhược điểm của các loại máy đo này được thể hiện trong bảng sau:
Loại máy | Máy đo huyết áp thuỷ ngân | Máy đo huyết áp cơ | Máy đo huyết áp điện tử | Máy đo huyết áp tự động |
---|---|---|---|---|
Ưu điểm | - Độ chính xác cao nhất - Bền đẹp - Dễ sử dụng | - Độ chính xác cao - Chịu va đập tốt - Giá cả hợp lý | - Tích hợp nhiều chức năng hiện đại - Độ chính xác cao - Cảnh báo thông minh - Dễ sử dụng - Nhỏ gọn, tiện lợi - Đo ở bắp tay/cổ tay | - Giá phải chăng - Nhỏ gọn, dễ dùng |
Nhược điểm | - Cồng kềnh, không tiện mang theo - Cần cẩn thận khi sử dụng, tránh vỡ ống thuỷ ngân | - Cần kỹ năng sử dụng - Cần người hỗ trợ khi đo - Dễ sai lệch nếu nghe sai nhịp - Không có cảnh báo thông minh | Giá thành cao hơn máy cơ | Độ lệch khoảng 5mmHg |
Ngoài ra, có một cách phân loại máy nữa là vị trí đo. Theo cách phân loại này, sản phẩm được chia thành 2 nhóm là máy đo ở bắp tay và máy đo ở cổ tay.
- Máy đo ở cổ tay: loại này nhỏ gọn và có giá thành mềm hơn, dao động từ 600.000đ – 1.500.000đ. Sản phẩm phù hợp với người trẻ tuổi, trung niên, khoẻ mạnh hoặc có bệnh nhẹ. Độ chính xác của loại máy đo cổ tay kém hơn máy đo bắp tay, tuy nhiên cách sử dụng lại đơn giản hơn.
- Máy đo ở bắp tay: loại này có hơi cồng kềnh và có giá thành cao hơn, dao động từ 700.000đ – vài triệu đồng. Sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là người già, người có bệnh nặng (bệnh tiểu đường, cao huyết áp. Tuy nhiên, sản phẩm không phù hợp với người có bắp tay quá to.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Một chiếc máy đo huyết áp gồm có 3 bộ phận chính là túi hơi, đồng hồ đo áp lực, và dây bơm khí. Để tiến hành đo, đặt tay vuông góc, lấy túi khi đeo vào bắp tay, ngồi yên một tư thế rồi tiến hành bơm khí để tạo áp suất nhằm ngăn cản máu lưu thông qua cánh tay. Sau đó, bạn thả dần bơm khí để giảm áp lực. Sau cùng, máy đo sẽ kiểm tra và trả kết quả trên màn hình hoặc đồng hồ đo.
Thiết bị đo huyết áp hoạt động dựa trên nguyên lý đo gián tiếp dao động áp lực máu ở động mạch chủ nằm ở cánh tay. Trong đó, nghe mạch lần đầu (khi túi hơi căng) cho chỉ số huyết áp tâm thu, và nghe mạch lần sau (khi túi hơi giảm) cho chỉ số huyết áp tâm trương.
Kinh nghiệm chọn mua máy đo nhịp tim, huyết áp cho gia đình
Độ tuổi và nhu cầu sử dụng máy
Yếu tố đầu tiên cần quan tâm khi mua máy đo huyết áp gia đình đo là nhu cầu sử dụng và độ tuổi của người sử dụng. Cụ thể:
Xét tiêu chí độ tuổi:
- Người trên 50 tuổi: ưu tiên chọn máy đo huyết áp bắp tay vì loại này có độ chính xác cao
- Người dưới 50 tuổi: nên chọn máy có thiết kế gọn nhẹ, chẳng hạn như máy đo huyết áp điện tử ở cổ tay
Xét theo tiêu chí nhu cầu sử dụng:
- Cho người sống độc thân: nên ưu tiên thiết bị đo ở cổ tay vì loại này tiện sử dụng một mình, cho kết quả nhanh chóng hơn.
- Cho gia đình có từ 2 người trở lên: nên chọn máy đo điện tử ở bắp tay vì loại này có thể sử dụng cho mọi độ tuổi.
Các tính năng mở rộng
Bên cạnh công dụng đo lường huyết áp cơ bản, bạn có thể cân nhắc các mẫu sản phẩm có tính năng mở rộng như:
- Đèn chiếu sáng
- Hiển thị dung lượng pin
- Cảnh báo rối loạn huyết áp, nguy cơ đột quỵ hay rối loạn nhịp tim
- Cảnh báo sai tư thế, chuyển động, quấn băng chưa chặt
- Cảnh báo huyết áp tăng cao hoặc xuống quá thấp
- Kết nối bluetooth với điện thoại hay máy tính
Chế độ bảo hành
Các sản phẩm cần sự chính xác và uy tín như máy đo lường huyết áp cần có chế độ bảo hành sau bán hàng rõ ràng, thoả đáng. Có như vậy, bạn mới yên tâm sử dụng nó lâu dài cho mình và gia đình.
Thường thì máy được bảo hành chính hãng 12 tháng. Trong một số model, nhà sản xuất có thể kéo dài thời gian bảo hành lên đến 3 năm hay thậm chí là 5 năm.
Giá cả
Giá của máy đo huyết áp khá đa dạng, dao động từ 500,000đ cho đến hơn 1,000,000 đồng. Tuy nhiên, không phải máy càng đắt thì càng chính xác. Các sản phẩm máy đo hiện đều có mức chênh lệch từ 3-5%. Trong đó, các mẫu có giá cao sẽ có cải tiến nhiều về công nghệ đo, chất liệu, kèm theo nhiều tính năng mở rộng…
Cách sử dụng máy để đo huyết áp chính xác
Hiểu rõ sức khỏe dựa vào chỉ số huyết áp
Bạn có thể biết tình trạng huyết áp như thế nào là bình thường, cao, thấp để từ đó xác định sơ tình trạng sức khoẻ hiện tại. Cụ thể:
- Huyết áp bình thường: Huyết áp ở người khoẻ mạnh dao động từ 90/60 mmHG đến 140/90 mmHG. Với người trẻ tuổi, huyết áp có thể tới 145/95 mmHG.
- Huyết áp cao: huyết áp bị coi là cao khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHG và chỉ số huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHG.
- Huyết áp thấp: huyết áp bị coi là thấp khi chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn hay bằng 90 mmHG và chỉ số huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHG.
Tham khảo thêm: http://vnha.org.vn/detail.asp?id=250
Tư thế đo
Bạn có thể đo huyết áp bằng máy với 4 tư thế gồm:
- Tư thế ngồi: thường xuyên sử dụng trong thăm khám, điều trị tại các cơ sở y tế, bệnh viện. Bạn chỉ nên đo với tư thế này và có kết quả chính xác khi ngồi thoải mái trên ghế có tựa lưng, cánh tay đặt ngang với vị trí của tim.
- Tư thế đứng: bạn có thể đứng thẳng hay đứng nghiêng (trong nhiệm pháp bàn nghiêng). Tư thế này hay được sử dụng trong kiểm tra huyết áp để chẩn đoán chứng hạ huyết áp tư thế đứng.
- Tư thế nằm ngửa: dành cho người có sức khoẻ yếu, gặp khó khăn khi vận động, đứng, ngồi
- Tư thế nằm ngửa vắt chéo chân
Một số lưu ý khi đo lường huyết áp
Có được một thiết bị đo huyết áp chưa hẳn đã ổn. Bạn còn cần biết một số lưu ý quan trọng khi tiến hành đo huyết áp cơ thể như sau:
- Ngồi nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, nhiệt độ ổn định trong từ 5-10 phút trước khi đo
- Kiểm tra hoạt động của thiết bị trước khi đo
- Đảm bảo người đo không sử dụng các chất kích thích như rượu, chè, cà phê, thuốc lá trong vòng 2 giờ tính từ thời điểm đo
- Người đo cần thoải mái, không sợ hãi, lo lắng, căng thẳng vì điều này có ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp
- Giữ im lặng khi đo
- Trong lần đầu đo, nên đo cả 2 bên cánh tay. Sau đó, tiếp tục theo dõi bên có chỉ số huyết áp cao hơn
- Nên đo huyết áp ít nhất là 2 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 phút. Trong trường hợp chỉ số giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHG, bạn cần cho người đo nghỉ ngơi tầm 5 phút rồi đo lại thêm vài lần.
- Ghi lại chỉ số các lần đo nếu bạn muốn theo dõi kết quả đo
Một số câu hỏi thường gặp về thiết bị đo lường huyết áp
Máy đo huyết áp mua ở đâu?
Bạn có thể mua thiết bị đo nhịp tim, huyết áp tại các nhà thuốc, các cửa hàng bán đồ chăm sóc sức khỏe, hoặc trên các trang thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee… Bạn lưu ý nên mua ở các địa chỉ đáng tin cậy, có nhiều lượt đánh giá cao từ người mua trước để đảm bảo quyền lợi khi sử dụng.
Máy xác định huyết áp loại nào nhỏ gọn?
Với nhu cầu sử dụng cá nhân hay gia đình, một chiếc máy đo huyết áp mini như máy đo huyết áp Microlift B2 Basic hay máy đo huyết áp Microlift B3 Basic là lựa chọn phù hợp. Hai mẫu máy này có giá thành phải chăng, thực hiện tốt nhiệm vụ đo huyết áp cơ bản tại nhà mà không cần có chuyên môn về y.
Người già nên chọn loại máy nào thì phù hợp?
Với nhà có người già, người có bệnh mãn tính (như tiểu đường, huyết áp cao, huyết áp thấp), bạn nên chọn loại máy đo bằng bắp tay vì loại này cho kết quả chính xác cao hơn.
Kết luận
Máy đo huyết áp, nhịp tim là sản phẩm theo dõi sức khoẻ cần có trong mỗi gia đình hiện nay. Nhất là với người già, người phải chăm sóc sức khỏe đặc biệt thì việc theo dõi các chỉ số như huyết áp, nhịp tim thường xuyên giúp bạn sớm phát hiện sớm những bệnh trong cơ thể cũng như có hướng điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho lành mạnh hơn.
Tuỳ theo nhu cầu sử dụng, chi phí, bạn có thể chọn một loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu gia đình. Bạn cũng cần lưu ý những điểm quan trọng để đo đạc được chính xác, hiệu quả hơn. Bạn có thể lựa chọn một trong số những mẫu sản phẩm mà Chọn Chuẩn có đề cập trên đây, hay ấn nút dưới đây để xem thêm nhiều mẫu máy đo đang được ưa chuộng nhất hiện nay.