Máy đo nhiệt kế thân nhiệt loại nào chính xác, giá hợp lý?

Khi thời tiết giao mùa, bạn và người thân sẽ dễ bị cảm sốt, hắt hơi, sổ mũi… Máy đo nhiệt kế gia đình là công cụ chẩn đoán nhiệt độ cần thiết, đặc biệt là cho các gia đình có trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, hay các đối tượng có sức khoẻ yếu. Vậy làm sao để chọn ra một chiếc nhiệt kế có độ chính xác cao, giá cả phù hợp?

Hãy cùng Chọn Chuẩn tìm hiểu về thiết bị chăm sóc sức khỏe quen thuộc này nhé! 

Top 5+ máy đo nhiệt kế tốt nhất hiện nay

Máy đo nhiệt kế Microlife FR1M1 – đáng mua nhất

Máy đo nhiệt kế Microlife FR1M1
Nhiệt kế Microlife FR1M1

Hãng Microlife là thương hiệu đến từ Thuỵ Sỹ, chuyên sản xuất các thiết bị chăm sóc sức khỏe gia đình chất lượng cao. Các sản phẩm của hãng được khuyến cáo sử dụng bởi các Hiệp hội uy tín như Hiệp hội tăng huyết áp Anh Quốc (BHS), Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu (EHS), Hiệp hội Đức (GS). Máy đo nhiệt kế Microlife FR1M1 giúp bạn kiểm tra nhiệt độ cơ thể mà không cần chạm. Bạn có thể đo thân nhiệt cho bé yêu hay mọi thành viên trong gia đình từ khoảng cách 1-3 cm nên không làm phiền đến cơ thể. 

Ngoài ra, nhiệt kế điện tử này còn cho kết quả chính xác cao chỉ trong vòng 1 giây, với sai số nhỏ 0,2 độ C nhờ vào công nghệ cảm ứng nhiệt hồng ngoại vùng trán thông minh. Độ chính xác của  chiếc máy đo nhiệt kế này đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại Châu Âu và được các bác sĩ, các chuyên gia y tế tại đây khuyên dùng. 

Ngoài công dụng đo thân nhiệt, máy đo nhiệt độ tự ghi Microlife FR1MF1 còn được sử dụng để đo nhiệt độ nước tắm, nhiệt độ bình sữa, đo nhiệt độ phòng, nhiệt độ thức ăn cho bé. Nhờ đó, bạn có thể chăm sóc bé thật dễ dàng, tiện lợi mà không cần phải phân vân nhiều. Máy được trang bị tính năng lưu ngày/giờ đo với màn hình LED tiện lợi, giúp mẹ theo dõi sức khoẻ của bé trong thời điểm giao mùa.  

  • Công dụng: đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ nước, nhiệt độ bình sữa, nhiệt độ phòng, nhiệt độ thức ăn
  • Vị trí đo: trán

Nhiệt kế loại kẹp nách Omron MC-246 – Đầu uốn dẻo được 

 

Nhiệt kế Omron MC-246
Nhiệt kế Omron MC-246

Máy đo nhiệt độ tự động Omron MC-246 đến từ  thương hiệu Omron (Nhật Bản) có giá thành vừa phải, hình thức đơn giản, nhỏ gọn mà chắc chắn, an toàn. Nhiệt kế điện tử này thích hợp để sử dụng trong gia đình. Máy cho kết quả nhanh sau 60 giây với độ chính xác lên đến 0.1 độ C.  

Để đo nhiệt độ cơ thể, bạn có thể cho máy kẹp vào nách và chờ. Khi kết thúc quá trình đo, máy sẽ phát ra âm “bíp” để bạn kiểm tra nhiệt độ. Máy có thiết kế khép kín hoàn toàn, không thấm nước, đầu có thể uốn dẻo được nên rất bền và an toàn khi sử dụng. Bạn có thể dễ dàng theo dõi, so sánh nhiệt độ của cơ thể trong nhiều thời điểm khác nhau để có cách khắc phục kịp thời. 

Chiếc pin gắn sẵn trong máy có thể sử dụng trong vòng 2 năm mà không cần thay pin thường xuyên, giúp tiết kiệm chi phí tối đa.

  • Công dụng: đo nhiệt độ cơ thể
  • Vị trí đo: kẹp nách

Nhiệt kế không tiếp xúc Jumper FR300 – Kiểm nghiệm bởi FDA Hoa Kỳ 

Nhiệt kế Jumper FR300
Nhiệt kế Jumper FR300

Máy bắn nhiệt độ hồng ngoại Jumper FR300 là sản phẩm đến từ thương hiệu Jumper nổi tiếng, chuyên về các sản phẩm y tế. Máy đã được Hiệp hội Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận là an toàn nên có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. 

Là sản phẩm đo nhiệt độ đa năng, chiếc máy đo nhiệt kế này có đến 4 chế độ là đo trán, đo tai, đo trẻ em, đo vật thể (chẳng hạn như bình sữa). Kết quả được hiển thị và mã hoá bằng màu sắc, nên bạn có thể kiểm tra xem các thành viên trong gia đình có bị sốt hay không. Ví dụ, nhiệt độ cơ thể trên 37 độ C thì màn hình sẽ báo nhiệt màu đỏ. Đầu dò từ tính có vỏ bọc của máy được cấp bằng sáng chế độc quyền, giúp giữ sạch sẽ và đảm bảo không bị hư hỏng khi sử dụng trong nhiều năm.

Để tiến hành đo nhiệt, bạn chĩa máy vào vật thể đo. Máy sẽ báo kết quả tức thì đến bạn qua màn hình LCD siêu lớn. Khi không sử dụng, máy sẽ tự động tắt để tiết kiệm pin. Bạn có thể chọn hiển thị kết quả bằng độ F hoặc độ C, và lưu trữ tới 20 kết quả trước đó nếu có nhu cầu. 

  • Công dụng: đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ nước, nhiệt độ bình sữa, nhiệt độ phòng, nhiệt độ thức ăn
  • Vị trí đo: trán, tai, không tiếp xúc

Nhiệt kế hồng ngoại đa năng Infrared CK T1803 – Cho kết quả chỉ trong 1 giây

Máy đo nhiệt kế hồng ngoại infrared
Nhiệt kế Infrared CK T1803

Máy đo nhiệt kế Infrared CK-T1803 là sản phẩm an toàn với trẻ nhỏ vì nó được làm chủ yếu bằng nhựa, không chứa thuỷ ngân, không an toàn. Ngoài ra, nhiệt kế này tiết kiệm thời gian gấp 300 lần so với nhiệt kế thông thường và cho kết quả chỉ trong 1 giây qua màn hình hiển thị dễ nhì, và tự tắt sau 10 giây nên khá tiết kiệm pin. Nhờ sử dụng công nghệ cảm biến hồng ngoại, bạn có thể đo nhiệt độ dễ dàng mà không cần tiếp xúc, không cần làm phiền bé khi bé đang ngủ. So với nhiệt kế thuỷ ngân, loại nhiệt kế này có tay cầm khá dễ dùng, cho kết quả chính xác không cần phải ước lượng con số. Máy có độ sai số rất nhỏ, chỉ 0.1 độ C. 

Bạn có thể sử dụng máy đo nhiệt kế hồng ngoại này để đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ phòng, nhiệt độ nước tắm, nhiệt độ thức ăn. Nhiệt kế này là sản phẩm cần có trong gia đình có trẻ nhỏ, người già. Để đo nhiệt độ, bạn để máy cách vật thể đo từ 3-5 cm.

  • Công dụng: đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ nước, nhiệt độ môi trường, nhiệt độ nước tắm, nhiệt độ thức ăn
  • Vị trí đo: trán, tai, không tiếp xúc

Bộ 2 nhiệt kế thuỷ ngân – giá rẻ

nhiệt kế thủy ngân
Nhiệt kế thuỷ ngân (bộ 2 chiếc)

Bộ 2 nhiệt kế thuỷ ngân này có giá thành phải chăng, phù hợp với đa số các gia đình. Sản phẩm có thiết kế đơn giản, được trang bị đầu đo chính xác nên đo được cả ở miệng, nách, hậu môn. 

Tuy nhiên, so với những loại nhiệt kế mới khác như nhiệt kế điện tử hay nhiệt kế hồng ngoại, loại này cho kết quả hơi lâu (trong 60 giây). Hơn nữa, bạn cần để ý khi sử dụng sản phẩm, và nên để sản phẩm ngoài tầm với của trẻ nhỏ, vì thuỷ ngân trong nhiệt kế nếu bị vỡ ra ngoài thì khá độc hại.  

Nhiệt kế là gì?

Khi cơ thể không khỏe mạnh, mệt mỏi, việc theo dõi nhiệt độ của cơ thể là rất quan trọng. Nhiệt kế là thiết bị đo nhiệt độ cơ thể giúp cho việc kiểm tra nhiệt độ của bản thân hay các thành viên trong gia đình tại nhà được chính xác, tiện lợi hơn. Sau khi biết chính xác nhiệt độ, bạn sẽ có phương án giải quyết phù hợp, hoặc liên hệ với đơn vị y tế đáng tin cậy như bệnh viện, trạm xá… để được chữa trị kịp thời. 

Thân nhiệt theo độ tuổi là không giống nhau. Bạn có thể xem thang đo nhiệt độ bình thường (không có vấn đề gì về sức khỏe) theo độ tuổi và vị trí đo theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) theo bảng dưới đây.

Bảng thân nhiệt theo từng vị trí đo khác nhau
Bảng thân nhiệt theo từng vị trí đo khác nhau

Như vậy, khi nào nhiệt độ cơ thể được coi là bất thường (có biểu hiện sốt)?

Nhiệt độ trung bình của con người rơi vào khoảng 36,8 độ C, và dao động từ 36,5 đến 37,1 độ C. Khi cơ thể bị sốt, tức là đang phản kháng với những yếu tố xâm nhập, thì nhiệt độ sẽ thay đổi theo 3 mức sau:

  • Trong khoảng 37 – 38 độ C: sốt nhẹ
  • Trong tầm 39 độ C: sốt mức độ trung bình
  • Từ 39 – 40 độ C hoặc hơn nữa: sốt cao

Bạn cũng có thể xác định xem mình có bị sốt hay không qua các dấu hiệu như uể oải, mệt mỏi, khó chịu, với các mức nhiệt độ báo sốt dựa trên vị trí của cơ thể như sau:

  • Nhiệt độ trong miệng lớn hơn 37,5 độ C
  • Nhiệt độ khi đo tai lớn hơn 38,1 độ C
  • Nhiệt độ trong hậu mông lớn hơn 37,6 độ C
  • Nhiệt độ trung tâm cơ thể 37,8 độ C

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về nhiệt độ cơ thể trên bách khoa toàn thư về y học WebMD.

Nhiệt kế đo thân nhiệt hiện nay có mấy loại?

Hiện nay trên thị trường có 3 loại máy đo nhiệt kế thông dụng: 

  • Nhiệt kế điện tử (hay nhiệt kế kỹ thuật số): Là loại nhiệt kế sử dụng cảm ứng bức xạ hồng ngoại để đo nhiệt độ cơ thể. Loại nhiệt kế này trả kết quả trong vòng 30 giây. Bạn sẽ không cần mất nhiều thời gian để đo nhiệt độ mà vẫn có kết quả chính xác.
  • Nhiệt kế hồng ngoại (hay nhiệt kế không tiếp xúc): Là loại nhiệt kế cho phép đo nhiệt độ cơ thể mà không cần phải chạm vào người hay vật thế, và hoạt động dựa trên nguyên lý đo lượng hồng ngoại mà cơ thể toả ra. Nhiệt kế loại này có thể sử dụng để đo trán, đo tai, hoặc tích hợp cả đo trán và đo tai. 
  • Nhiệt kế thuỷ ngân: Đây là loại nhiệt kế có tuổi đời cao nhất, được phát minh lần đầu bởi nhà vật lý học Daniel Gabriel Fahrenheit tại Amsterdam vào năm 1714. Loại nhiệt kế này được sử dụng để đo nhiệt độ cơ thể, đo nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí, nhiệt độ dung dịch… 

Ưu nhược điểm của từng loại nhiệt kế

3 loại dụng cụ đo nhiệt độ kể trên có những điểm gì khác nhau? Loại nào phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn và gia đình? Dưới đây là ưu và nhược điểm của từng loại nhiệt kế.

Loại nhiêt kếƯu điểmNhược điểm
Nhiệt kế thuỷ ngân- Cho kết quả đo có độ chính xác cao với sai số đo rất nhỏ
- Giá thành rẻ
- Không phù thuộc vào nguồn điện
- Thời gian đo và cho kết quả khá lâu
- Khó sử dụng
- Không có nhiều chức năng bổ sung
- Dễ vỡ, gây nguy hiểm nếu chẳng may để thủy ngân rơi trúng người
Nhiệt kế điện tử- An toàn, phù hợp với mọi đối tượng
- Thông số rõ ràng, cho kết quả nhanh sau 5-10 giây với độ chính xác cao
- Đơn giản, dễ sử dụng, đo được ở nhiều vị trí khác nhau
- Giá thành cao
- Độ chính xác không ổn định (sai lệch từ 0.2-0.3 độ C)
Nhiệt kế hồng ngoại- Đo được nhiệt độ máy móc, nhiệt độ phòng, nhiệt độ nước tắm…
- Sử dụng đơn giản, nhanh chóng (không cần tiếp xúc)
- Giá thành cao
- Độ chính xác không ổn định (sai lệch từ 0.2-0.3 độ C)

Kinh nghiệm chọn mua máy đo nhiệt kế phù hợp 

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng 

Nhu cầu sử dụng là tiêu chí đầu tiên bạn cần quan tâm khi chọn mua máy đo nhiệt kế trong gia đình. Bạn có thể phân chia nhu cầu sử dụng dựa theo nhóm người dùng nhiệt kế như sau:

máy đo nhiệt kế cho bé
Trẻ nhỏ hay quấy khóc thì nên sử dụng nhiệt kế điện tử hoặc nhiệt kế hồng ngoại
  • Dùng cho người lớn: người lớn có thể chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Do vậy, có thể lựa chọn bất kỳ loại nhiệt kế nào cũng được.
  • Dùng cho trẻ nhỏ: trẻ nhỏ khi ốm sốt thường khó hợp tác và hay quấy khóc nên yếu tố an toàn cần được đặt lên hàng đầu. Nếu lựa chọn nhiệt kế cho bé, bạn nên lựa chọn nhiệt kế điện tử hoặc nhiệt kế hồng ngoại.

Trong trường hợp bạn cần đo nhiệt độ với độ chính xác cao, nhiệt kế thủy ngân là lựa chọn phù hợp nhất. Tuy nhiên, vì lý do an toàn nên loại nhiệt kế này sẽ phù hợp với các phòng khám, bệnh viện và được sử dụng bởi người có chuyên môn y tế. 

Sai số trên nhiệt kế 

Bất kỳ loại nhiệt kế nào đều có tỉ lệ sai số nhất định (thường được quy định bởi khoảng sai số). Trong 3 loại nhiệt kế mà Chọn Chuẩn đề cập ở trên, nhiệt kế thủy ngân cho độ chính xác và ổn định cao nhất. Nhiệt kế điện tử và nhiệt kế hồng ngoại có độ sai lệch so với nhiệt kế thủy ngân từ 0,2 – 0,3 độ C. 

Ngoài yếu tố loại nhiệt kế, mức sai số còn phụ thuộc vào vị trí đo nhiệt độ trên cơ thể cũng như thời gian đo trong ngày. Chẳng hạn:

  • Nếu muốn đo nhiệt độ chính xác và dao động kết quả thấp nhất, bạn nên đo nhiệt độ ở trung tâm cơ thể bằng cách chèn nhiệt kế vào trong hậu môn (trực tràng). Tại đây, mức nhiệt của người khỏe mạnh là khoảng 36,2 – 37,7 độ C. Ở phụ nữ, nhiệt độ tại âm đạo thấp hơn ở trực tràng, với mức trung bình lệch xuống từ 0,1 – 0,3 độ C. 
  • Nhiệt độ ở miệng thường thấp hơn từ 0,3 – 0,8 độ C so với đo ở trực tràng
  • Nhiệt độ vùng nách của người lớn thấp hơn so với đo ở trực tràng từ 0,5 – 1,5 độ C. Mức sai số này ở trẻ sơ sinh sẽ nhỏ hơn so với người lớn.  

Tính năng

Các loại nhiệt kế hiện đại ngày nay còn có nhiều tính năng khác nhau ngoài đo thân nhiệt, như đo nhiệt độ môi trường (không khí, nước), cảnh báo sốt, lưu kết quả đo, cảnh báo pin yếu. Bạn có thể đọc thêm thông tin về loại nhiệt kế mình dự định lựa chọn để biết các tính năng cụ thể của nó. 

Giá cả

Giá máy đo nhiệt kế là một trong những yếu tố quan trọng khi chọn mua máy đo nhiệt kế. Giá thành của một thiết bị đo này dao động từ 80.000 – 300.000, thậm chí cho đến 3-4 triệu đồng. Bạn nên lựa chọn một mẫu nhiệt kế phù hợp với nhu cầu sử dụng và mức chi dùng của gia đình.

Hướng dẫn sử dụng máy đo thân nhiệt cho hiệu quả, chính xác

Với nhiệt kế thuỷ ngân

Cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân như sau:

  • Bước 1: Sử dụng cồn y tế thấm vào bông gòn và lau sạch phần đầu kim loại của nhiệt kế (tức phần nhiệt kế sẽ tiếp xúc với cơ thể) để đảm bảo nhiệt kế sạch, không nhiễm trùng. 
  • Bước 2: Cầm chắc phần đuôi của nhiệt kế, sau đó dùng cổ tay vẩy mạnh nhiệt kế để nhiệt độ hiển thị trên vạch báo xuống mức 35 độ C.
  • Bước 3: Cho nhiệt kế thủy ngân vào vị trí đo và giữ nguyên tại vị trí ấy trong từ 5-7 phút. Không nên xê dịch nhiệt kế trong thời gian này vì có thể làm sai lệch kết quả đo.
  • Bước 4: Rút nhiệt kế ra và đọc kết quả đo trên vạch thủy ngân.
sử dụng nhiệt kế đo thân nhiệt
Bạn cần vệ sinh nhiệt kế sạch trước khi cho bé sử dụng

Một số vị trí đo để có kết quả chính xác:

  • Trực tràng (hậu môn): Đo nhiệt độ ở vùng này có thể cho kết quả gần nhất với nhiệt độ cơ thể, thường được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Dưới nách: Đây là vị trí đo nhiệt độ phổ biến nhất với độ sai lệch thấp hơn từ 0,5 – 1,5 độ C.
  • Dưới lưỡi: Vị trí này thường sử dụng cho người lớn hay thanh thiếu niên, với mức sai lệch thấp hơn 0,3 – 0,8 độ so với đo ở hậu môn

Với nhiệt kế điện tử

  • Bước 1: Bỏ nhiệt kế khỏi vỏ bọc. Ấn phím bật/tắt để bật nhiệt kế lên.
  • Bước 2: Đặt nhiệt kế vào vị trí cần đo nhiệt độ và chờ đợi. Thời gian đo ở miệng là 80 giây, ở nách là 120 giây, ở hậu môn là 180 giây.
  • Bước 3: Khi nhiệt kế phát ra tiếng bíp bíp bíp (3 lần) tức là đã đo xong. Bạn có thể lấy nhiệt kế ra và đọc kết quả đo trên màn hình. 
  • Bước 4: Tắt nhiệt kế và cho vào vỏ bọc như ban đầu. Nếu không có thao tác gì thêm, nhiệt kế sẽ tự động tắt sau 30 phút kể từ khi sử dụng hoặc 3 phút nếu không có thao tác sử dụng. Để xem lại kết quả đo cuối của lần trước, bạn ấn phím bật/tắt lần nữa. 

Cách đo nhiệt độ theo từng vị trí:

  • Miệng (cho trẻ từ 4 tuổi trở lên): ngậm miệng trong khoảng 5 phút trước khi đo. Sau đó, đặt nhiệt kế dưới lưỡi sao cho đầu đo của nhiệt kế ở bên trái/bên phải cuống lưỡi. Ép lưỡi xuống để giữ nhiệt kế tại một chỗ và chờ cho đến khi nhiệt kế phát tiếng “bíp”.
  • Nách: Đặt đầu đo vào giữ nách sao cho mặt hiển thị kết quả xoay vào phía trong người. Sau đó, ép cánh tay lại để giữ cố định nhiệt kế và chờ đến khi có kết quả.
  • Hậu môn: Bạn cần sử dụng vỏ bọc đầu đo khi đo nhiệt độ ở hậu môn. Dùng dầu hòa tan trong nước để bôi trơn đầu đo, sau đó đặt nhẹ đầu đo vào khoảng dưới 1,3cm trong hậu môn và chờ đợi. Sau khi sử dụng, bạn nên tẩy trùng nhiệt kế. Cách này thường sử dụng cho trẻ sơ sinh

Một số lưu ý khi sử dụng nhiệt kế điện tử:  

Bạn không nên đo nhiệt độ ngay sau khi tập thể dục, vận động, đi lại, tắm, ăn uống vì sẽ làm cho kết quả đo bị sai lệch. Bạn nên đợi ít nhất 30 phút để cơ thể nghỉ ngơi trước khi tiến hành đo. 

Nhiệt kế hồng ngoại 

Cách dùng máy đo nhiệt kế hồng ngoại như sau:

  • Bước 1: Đảm bảo bạn chọn chế độ đo nhiệt độ phù hợp (đo trán, đo tai, đo nhiệt độ môi trường). Nhấn nút bật/tắt (O/I) để bật nhiệt kế lên và chờ 2-5 giây để màn hình LCD được kích hoạt. Chỉ số đo của lần gần đây nhất sẽ được tự động hiển thị trên màn hình trong 1-2 giây.
  • Bước 2: Khi máy sẵn sàng đo, máy sẽ phát ra tiếng bíp, biểu tượng oC/oF và các biểu tượng khác nhấp nháy
  • Bước 3: Đặt đầu đo cảm biến tại trán tùy theo khoảng cách đo từ 1-5cm hoặc 5-10cm. Đảm bảo trán không bị ướt hay bị tóc che
  • Bước 4: Nhấn nút “Start” để tia hồng ngoại chiếu trực tiếp vào trán và thả nút. Tuyệt đối không nhấn giữ vì máy sẽ báo lỗi 
  • Bước 5: Khi nghe tiếng “bíp”, tức là máy đã đo xong. Bạn có thể xem kết quả trên màn hình. Tùy vào model máy mà bạn có thể đo liên tục hay phải chờ 5 giây để thực hiện lần đo tiếp theo. 
  • Bước 6: Bạn có thể xem kết quả đã lưu trên máy bằng cách ấn nút “M” hoặc giữ nút “Start”.

Một số lỗi khi dùng nhiệt kế hồng ngoại

Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi sử dụng máy đo nhiệt kế hồng ngoại:

  • Máy báo “Hi” hoặc “Lo”: Tức là nhiệt độ đo được quá cao hoặc quá thấp. Lúc này, bạn nên kiểm tra lại máy hay vị trí đo xem có bị tác động hay không, hay chế độ đo đã đúng chưa. Sau đó, bạn thực hiện nay quá trình đo. Nếu vẫn thấy lỗi thì có thể cơ thể người đo quá cao hoặc quá thấp nên không thể đo được.
  • Máy báo lỗi “Err”: Máy đã bị lỗi. Bạn kiểm tra xem pin còn không. Nếu pin vẫn còn điện, bạn hãy đem máy đến hãng để được bảo hành.
  • Máy không hiện màn hình: Có thể pin đã hết hay lắp pin sai. Bạn hãy kiểm tra lại pin và thử lại.

Một số câu hỏi về máy đo nhiệt kế

Nên sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân, điện tử, hay hồng ngoại?

Bạn nên sử dụng nhiệt kế điện tử hoặc nhiệt kế hồng ngoại nếu có nhu cầu đo nhiệt độ tại nhà, bởi 2 loại này dễ sử dụng và an toàn. Nhiệt kế thủy ngân tuy cho độ chính xác cao hơn nhưng lại khá khó đo và bảo quản, dễ vỡ gây nguy hiểm, nên chỉ được khuyến cáo sử dụng trong các cơ sở y tế và được thực hiện bởi người có chuyên môn. 

Nhiệt độ cơ sở của cơ thể là gì?

Nhiệt độ cơ sở của cơ thể (Basal Body Temperature – BBT) là nhiệt độ gần nhất với nhiệt độ ở trạng thái ngủ. Ở phụ nữ, các hormone riêng có tác động đến khả năng mang thai, sinh con, cho con bú khiến nhiệt độ của phụ nữ khác nhau nên việc xác định nhiệt độ cơ sở là một trong những phương pháp xác định các tình trạng bệnh dựa trên phương pháp kiểm tra bên ngoài.

Bạn có thể đo nhiệt độ cơ sở bằng cách ngay sau khi vừa tỉnh dậy và vẫn còn đang nằm, trước khi hoạt động hay khi không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh sản. 

Theo MayoClinic, nhiệt độ cơ sở còn được sử dụng để xác định thời điểm rụng trứng ở phụ nữ. 

Nhiệt độ phòng có làm sai lệch kết quả đo hay không?

Nhiệt độ phòng có ảnh hưởng đến kết quả đo tùy thuộc vào vị trí đo nhưng mức độ ảnh hưởng không quá nhiều nếu nhiệt độ phòng dao động từ 10 – 40 độ C. Trong đó, nhiệt độ đo dưới cánh tay (đo nách) thường bị chịu ảnh hưởng nhiều nhất nên khó kiểm tra sự chính xác.

Nhiệt kế đo trán có sử dụng được cho trẻ sơ sinh hay không?

Nhiệt kế đo trán (hay máy đo nhiệt độ cảm ứng) có thể sử dụng an toàn cho trẻ sơ sinh. Do vậy, loại nhiệt kế này có thể linh động sử dụng cho mọi thành viên trong gia đình.

Máy đo thân nhiệt Omron MC 720 có tốt hay không?

Máy đo thân nhiệt Omron MC 720 từ thương hiệu đồ y tế nổi tiếng Nhật Bản Omron là một sản phẩm tốt, an toàn cho mọi gia đình. Máy có thể thực hiện đo nhiệt độ cơ thể ở nhiều vị trí khác nhau, không tốn pin, và có giá thành khá phải chăng. 

Nhiệt kế điện tử có thể đo nhiệt độ của sữa hay nước tắm cho bé được không? 

Máy đo nhiệt kế điện tử có thể đo nhiệt độ của sữa hay nước tắm cho bé. Tuy vậy, bạn nên sử dụng màng bọc đầu dò ở đầu thiết bị khi đo nhiệt độ nước, và không nhúng phần cảm biến trực tiếp vào nước vì có thể gây chập, hỏng cảm biến. 

Phải làm sao khi máy đo nhiệt kế thủy ngân bị vỡ?

Nhiệt kế thủy ngân được cho là cho độ chính xác cao nhất với sai số nhỏ nhất. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, nhiệt kế có thể bị vỡ và rò rỉ thủy ngân ra ngoài. Trong trường hợp này, bạn không nên sử dụng máy hút bụi hay chổi để quét thủy ngân vì dễ làm thủy ngân tan vào không khí, vỡ thành nhiều giọt nhỏ hơn. Bạn cũng không nên đổ thủy ngân vào cống vì chất này có thể gây hư hại hệ thống cống hay làm ô nhiễm nguồn nước.

Bạn nên sử dụng bột diêm sinh (hay lưu huỳnh) rắc vào nơi thủy ngân rơi để làm giảm sự bay hơi của thủy ngân, rồi dùng chổi quét kỹ cho sạch. Nếu thủy ngân có dính trên quần áo, bạn nên tách những quần áo đó riêng để rắc diêm sinh lên. 

Kết luận

Máy đo nhiệt kế là một thiết bị y tế cần có trong mỗi gia đình. Ngày nay, ngoài nhu cầu đo nhiệt độ cơ thể cơ bản, sản phẩm này còn được đi kèm nhiều tiện ích như đo nhiệt độ môi trường (nước, không khí), nhiệt độ sữa… nên được ưa chuộng trong gia đình có trẻ nhỏ, người hay ốm yếu, người già, người cần chăm sóc đặc biệt.

Ngoài các sản phẩm kể trên, bạn có thể tham khảo thêm các loại nhiệt kế được ưa chuộng nhất bằng cách ấn vào nút dưới đây.

Chọn Chuẩn
 

Chọn Chuẩn là cộng đồng dành cho những người tiêu dùng thông thái. Tại đây, bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm chất lượng nhất, phù hợp nhất cho bản thân và gia đình, cũng như các mã giảm giá, khuyến mại siêu hời từ khắp mọi nơi.

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments

Leave a Reply: