Máy làm bánh mì tự động nào tiện lợi cho bữa sáng đủ dinh dưỡng?
Bánh mì là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Loại bánh này có đa dạng hình thù, mùi vị, cũng như cách thưởng thức. Từ bánh mì gối kẹp trứng, bánh mì hoa cúc, bánh mì men nở sourdough, hay bánh mì Việt Nam đặc ruột thơm bơ… Thay vì phải mất công mua bánh mì ngoài hàng, giờ đây bạn có thể tự làm cho mình và gia đình những chiếc bánh thơm ngon, đảm bảo vệ sinh nhờ có máy làm bánh mì tự động.
Trong bài viết này, Chọn Chuẩn sẽ giới thiệu 6 loại bánh làm bánh mì tiện lợi, phù hợp cho gia đình. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chia sẻ kinh nghiệm chọn mua chiếc máy này cũng như một số thắc mắc thường gặp khi sử dụng nó.
Máy làm bánh mì là gì?
Máy làm bánh mì (hay còn được gọi là Máy tự làm bánh mì) là thiết bị làm bánh mì tự động. Thiết bị này giống như một con robot tự động, giúp bạn thực hiện mọi công đoạn của làm bánh mì thủ công, bao gồm:
- Nhồi bột
- Ủ bột
- Nướng bánh
Tất cả những gì bạn cần làm đó là cho nguyên liệu vào theo đúng định lượng, đóng nắp, ấn nút và chờ đợi là sẽ có bánh mì nóng hổi, thơm ngon để thưởng thức.
Với chiếc máy kỳ diệu này, ngay cả những bạn không quen làm bánh, không khéo léo vẫn có thể tự làm được bất kỳ loại bánh mì nào ngon và đẹp không kém gì ngoài tiệm bánh. Hơn nữa, bạn cũng chẳng mất nhiều công dọn rửa, cắt thái, mỏi mòn chờ đợi mà không biết chiếc bánh mình làm có thành công hay không.
Chính vì lý do đó, những chiếc máy làm bánh mì được các gia đình trên thế giới săn đón cho căn bếp của mình. Bạn đã sẵn sàng dành một góc trong gian bếp cho chiếc máy thần kỳ này chưa?
Review top máy làm bánh mì gia đình được đánh giá tốt nhất hiện nay
Ảnh SP | Tên SP | Tính năng | Giá |
---|---|---|---|
Zojirushi BB-HAQ10-WZ | 7 chế độ | Xem giá | |
Tiross TS822 | Giá phải chăng | Xem giá | |
Tiross TS821 | 12 chế độ | Xem giá | |
Panasonic PALN-SD-P104WRA | 10 ghi nhớ chế độ trước | Xem giá | |
WMF Kult X | Chất liệu Cromargan 18/10 | Xem giá | |
Ranbem 135G | Điều khiển tiếng Việt | Xem giá |
Máy làm bánh mì gia đình loại nào nên mua hiện nay? Dưới đây là top 6 mẫu máy làm bánh mì được ưa chuộng nhất tại thị trường Việt Nam.
Máy làm bánh mì nội địa Nhật Zojirushi BB-HAQ10-WZ – 7 chế độ làm bánh
Zojirushi là thương hiệu uy tín của Nhật Bản về đồ dùng cá nhân và đồ gia dụng nhà bếp. Thương hiệu này nổi tiếng với các sản phẩm như bình giữ nhiệt lưỡng tính, nồi cơm điện, máy lọc nước nóng…
Máy làm bánh mì Zojirushi BB-HAQ10-WZ là thiết bị làm bánh mì được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Chiếc máy này có hình thức gọn ghẽ, có lớp vỏ nhựa màu trắng trông khá sạch sẽ, dày dặn. Máy phù hợp cho các không gian bếp nhỏ, không có nhiều diện tích.
Chiếc máy này đáp ứng nhu cầu thưởng thức bánh mì tại nhà với 7 chế độ làm bánh, bao gồm:
- Basic bread: Bánh mì nướng thông dụng
- Regular: Bánh mì nướng thường
- Firm: Bánh mì nướng giòn hơn
- Soft: Bánh mì nướng mềm
- Quick baking: Chế độ nướng bánh mì nhanh, rút ngắn thời gian so với nướng ở chế độ thông thường
- French bread: Bánh mì kiểu Pháp
- Dough setting: Chọn chế độ nhào bột cho bánh mì
Máy này có chức năng nướng bánh nhanh trong 2 tiếng và bỏ tối đa 450 gram bột cho một mẻ, nên bạn có thể làm cùng lúc nhiều bánh để bảo quản hoặc tặng cho bạn bè, người thân. Nếu bạn không bận lắm hay muốn sáng ra có bánh nóng để ăn, bạn có thể kéo dài thời gian làm bánh lên đến 13 tiếng để máy làm bánh được chậm rãi hơn.
Chiếc máy này còn dễ tháo lắp từng bộ phận, nên bạn có thể vệ sinh nó dễ dàng và nhanh chóng.
Tuy nhiên, bộ điều khiển của máy toàn bằng tiếng Anh nên sẽ hơi mất thời gian để làm quen. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng máy làm bánh mì Zojirushi để biết thêm chi tiết.
Xem thêm: Review máy làm bánh mì Zojirushi
Tiross TS822 12 chức năng – Nhiều cải tiến hơn, giá cao hơn phiên bản T1821
Máy làm bánh mì 12 chức năng Tiross TS822 có công suất khá lớn (750W) và dung tích tối đa 3 lít, có khả năng làm bánh mì trong thời gian ngắn với hiệu quả cao. Chiếc máy này được trang bị 12 chức năng làm bánh, có thể làm ra nhiều loại bánh như bánh mì Pháp, bánh mì cổ điển, làm mứt…
Bạn có thể lựa chọn màu bánh mình mong muốn (vàng sậm, vàng nhạt, vàng vừa) bằng cách nhấn nút, dễ dàng hơn nhiều so với làm bánh mì thủ công bằng lò nướng. Màn hình LCD trên thân máy khá to và dễ nhìn, giúp bạn dễ dàng quan sát tình trạng của máy. Ngoài ra, máy còn có chức năng giữ ấm bánh đến 60 phút. Bạn có thể thưởng thức món bánh mì nóng hổi “vừa thổi vừa ăn” với cả gia đình thật dễ dàng, bất cứ lúc nào!
Chiếc máy này có thể chứa từ 700 gram – 1kg bột, đáp ứng được nhu cầu của gia đình trên 5 người.
So với máy nội địa Nhật Zorijushi kể trên, máy làm bánh mì Tiross 822 có mức giá thấp hơn nhiều, chỉ hơn 2 triệu đồng, phù hợp với túi tiền của nhiều gia đình. Kích thước của nó cũng hơi to (cụ thể là 38 x 25 x 31 cm) nên khó sắp xếp trong bếp nhỏ hơn chiếc máy làm bánh mì con voi kể trên. So với những gì mà chiếc máy này mang lại, Chọn Chuẩn nghĩ rằng nó là chiếc máy đáng mua nhất trong tầm giá.
Máy làm và nướng bánh mì Tiross TS821 – Rẻ hơn với 12 chức năng
Máy Tiross TS821 là phiên bản cũ hơn của TS822. So với phiên bản “đàn em”, chiếc máy tự làm bánh mì này có dung tích nhỏ hơn, công suất thấp hơn (600W) nhưng cùng kích thước. Nó chỉ chứa được từ 700-900 gram bột thôi. Hình thức của nó cũng cổ điển hơn, có một quai xách ở nắp trên để dễ dàng di chuyển hay bảo quản sau khi sử dụng.
Máy cũng được trang bị chức năng giữ ấm đến 60 phút và chức năng hẹn giờ lên đến 13 tiếng. Lưu ý, khi sử dụng chức năng này, bạn không nên cho vào những loại thực phẩm dễ thiu hỏng như trứng, sữa tươi, trái cây…
Máy làm bánh mì tươi Panasonic PALN-SD-P104WRA – 12 thực đơn tự động, giá cao
Gia đình bạn có đông người, và mong muốn được thưởng thức bánh mì vào bữa sáng? Một chiếc máy làm bánh mì tươi từ thương hiệu Panasonic sẽ đảm bảo cung cấp bánh mì an toàn, chất lượng cho cả nhà!
Tuy chiếc máy này có công suất khá nhỏ (chỉ 360W), nhưng nó lại có dung tích đến 3 lít, và có thể làm được 13 loại bánh khác nhau như nướng bánh mì nhanh/chậm, bánh mì Pháp, bánh dừa, bánh bột nhão…
Máy cũng có chế độ hẹn giờ lên đến 13 tiếng, và thậm chí có thể ghi nhớ chế độ cài đặt trước đó tối đa trong 10 phút. Chẳng hạn, nếu máy đang chạy mà nhà mất điện, nó sẽ tự động lưu chế độ và tiếp tục công việc ngay khi có điện trở lại.
Giá bán cao là một rào cản khiến chiếc máy này chưa phổ biến lắm với nhiều gia đình. Lớp vỏ trắng bên ngoài tuy khá đẹp và xinh nhưng lại dễ bám bẩn. Bạn cần chú ý vệ sinh vỏ máy bằng khăn mềm ngay sau khi sử dụng để giữ máy luôn mới mẻ.
Máy tự làm bánh mì nội địa Đức WMF Kult X – Chắc chắn
Những đồ điện gia dụng của CHLB Đức từ xưa đến nay vốn nổi tiếng về ngoại hình chắc chắn và độ bền vượt thời gian. Máy làm bánh mì WMF Kult X cũng không phải là ngoại lệ! Chiếc máy này được nhập khẩu nguyên chiếc từ Đức và có giá bán khá cao.
Khung của máy được làm bằng chất liệu Cromargan 18/10 độc quyền của WMF, mang lại vẻ ngoài sang trọng, bền bỉ, sáng bóng. Khuôn chống dính được làm bằng inox cao cấp, có thể dễ dàng lấy bánh ra mà không bị dính. Bạn có thể dễ dàng vệ sinh máy sau khi sử dụng và không lo máy bị ố vàng khi cũ đi.
Chiếc máy này có thể nướng được bánh với 2 lựa chọn khối lượng là 450 gram và 750 gram. Bạn có thể cài đặt 3 chế độ nướng – vàng nhạt, vàng trung bình, vàng sậm. Máy có 12 lựa chọn bánh dành cho bạn. Trên nắp máy có ô cửa kính to, giúp bạn dễ dàng quan sát tình trạng bột/bánh bên trong.
Do chiếc máy này được nhập khẩu và chưa có đại diện hãng ở Việt Nam, nên việc bảo hành hay thay thế phụ kiện cũng rắc rối hơn. Bạn cần phải đặt phụ kiện mới tại nước sản xuất, hoặc gửi máy nhờ đơn vị bán hàng gửi sang Đức bảo hành giùm bạn.
Máy làm bánh mì Ranbem 135G – Giá bình dân, bảng điều khiển tiếng Việt
Chiếc máy làm bánh mì Ranbem là hàng nội địa Trung, có mức giá khá mềm (chỉ tầm 2,2 – 2,3 triệu đồng tuỳ nơi bán). Điểm đáng nói là, máy sở hữu rất nhiều điểm vượt trội có trong các model cao cấp như dung tích lớn, màn hình điều khiển LCD dễ sử dụng.
Nhưng điểm đáng nói nhất là chiếc máy này có tận… 24 chế độ làm bánh tự động. Trong đó, có những loại bánh phổ biến trong ẩm thực châu Át135G có bảng điều khiển bằng tiếng Việt hoàn toàn nên dễ sử dụng hơn. Bạn có thể hẹn giờ làm bánh lên đến 15 giờ và giữ ấm trong 60 phút.
“Máy làm bánh mì tiết kiệm điện” là danh hiệu mà nhiều người sử dụng phong tặng cho chiếc máy này. Máy có công suất 560W và thiết kế 2 lớp, đảm bảo nhiệt lượng ổn định trong suốt quá trình làm bánh. Máy còn sở hữu công nghệ điều khiển nhiệt độ và thời gian, giúp tối đa hoá hiệu suất và tiết kiệm điện năng.
Cũng giống như mẫu WMF ở trên, chiếc máy này được nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc. Vậy nên, việc bảo hành máy khi có trục trặc cũng rắc rối hơn các mẫu máy có đại diện hãng ở Việt Nam.
Có nên mua máy tự làm bánh mì không?
Nếu đã từng tự làm bánh mì, bạn sẽ hiểu rằng đây là công việc khá vất vả và đòi hỏi sự kiên nhẫn, thời gian, cũng như kỹ năng khá dày dặn. Còn nếu chưa từng làm bánh mì hay quá bận và ít nấu nướng được, sở hữu một thiết bị làm bánh mì tự động giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian loay hoay trong bếp.
Vậy làm bánh mì bằng máy làm bánh mì khác gì với làm thủ công bằng tay và lò nướng?
- Tiết kiệm thời gian làm bánh: bạn có thể chọn làm bánh nhanh từ 60 phút – 2 tiếng, hay cài đặt tự động cho máy tự nhồi bột, ủ bột, nướng bánh để sáng ra có bánh mới dùng ngay. Không cần phải mất thời gian canh bột, nhồi bột.
- Chất lượng bánh ổn định: ngay cả đã quen làm bánh, sẽ có những mẻ bánh hơi kém ngon hơn, có chất lượng không đồng đều. Với máy làm bánh mì, mọi mẻ bánh đều có chất lượng như nhau, không khác gì bánh mua sẵn ngoài tiệm.
- Dễ dàng vệ sinh, dọn rửa: Không còn cảnh đi dọn một bãi chiến trường sau khi đã làm bánh xong. Bạn chỉ cần tháo rời các bộ phận của máy ra, rửa sạch, phơi khô là đã sẵn sàng cho mẻ bánh sau rồi.
- Làm chiếc bánh bạn yêu thích: bạn có thể tùy chỉnh tỉ lệ và loại nguyên liệu để cho ra mẻ bánh mình mong muốn. Chẳng hạn, bạn muốn bánh có thêm vừng hoặc hạt chia, thì hãy cho chúng vào bánh ngay từ đầu.
Bên cạnh đó, máy tự làm bánh mì cũng có những điểm hạn chế riêng. Thứ nhất, nó có mức giá còn cao, chưa phù hợp lắm với thu nhập của đại đa số các gia đình Việt Nam. Thứ hai, nó chỉ có đúng một cái khuôn đi theo máy. Nếu bạn muốn làm bánh có hình dạng mình mong muốn, bạn có thể sử dụng máy để nhào và ủ bột, sau đó cho bột vào khuôn mình muốn, và nướng trong lò nướng bánh.
Kinh nghiệm chọn mua máy làm bánh mỳ loại nào tốt
Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn lựa chọn một chiếc làm bánh mì tự động như ý, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.
Thiết kế, kiểu dáng
Hầu hết các mẫu máy làm bánh mì trên thị trường có thiết kế giống một chiếc nồi cơm điện – khá vuông vức. Lồng làm bánh sẽ chiếm gần hết diện tích bên trong của máy. Bộ điều khiển và đèn LED của máy thường sẽ đặt ở trên cùng để cho dễ sử dụng. Máy thường có màu đen, bạc, hoặc trắng nên cũng dễ chọn, dễ kết hợp trong bếp.
Tuỳ vào diện tích bếp và không gian đặt máy, bạn sẽ chọn được chiếc máy có kiểu dáng và màu sắc phù hợp với ngôi nhà của mình.
Chất liệu của lòng nồi và vỏ máy
Chất liệu máy không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài, độ mới và độ bền của máy. Nó còn tác động đến sức khoẻ của chúng ta. Vậy nên, bạn nên chọn máy được làm từ chất liệu an toàn, bền, và dễ dàng vệ sinh.
Cụ thể, phần vỏ máy nên được làm bằng nhựa PP, nhựa ABS, hoặc kim loại. Phần lồng máy (hay ruột máy) nên làm bằng inox và có chống dính tốt để không làm ảnh hưởng đến ngoại hình bánh, và cũng để dễ vệ sinh hơn, không bị đánh bong khi nhào bột.
Dung tích và công suất máy
Hai yếu tố này tuỳ thuộc vào số thành viên trong gia đình bạn. Một chiếc máy làm bánh mỳ trong gia đình có công suất từ 350-700W, và có dung tích tầm 3 lít.
Công suất càng cao thì càng hao tốn nhiều điện. Tuy nhiên, máy có công suất quá nhỏ lại khá yếu, không đủ để đánh nhuyễn và nhào bột, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Bạn nên chọn máy có công suất từ 450W trở lên.
Các chế độ làm bánh và số loại bánh mỳ
Bạn có thể chọn số loại bánh mì dựa trên sở thích của mình và các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, một số máy sẽ đi kèm với những chế độ làm bánh như sau:
- Chế độ nướng siêu tốc chỉ trong 15 phút
- Chế độ nướng tiêu chuẩn 60 phút – 2 giờ
- Chế độ nướng hẹn giờ để chủ động thời gian. Bạn có thể đặt máy chạy từ tối là sáng ra đã có bánh ăn rồi
- Chế độ làm bánh donut
Ngoài bánh mì, một số model máy còn làm được những món ăn khác như mứt hoa quả, sữa chua, rượu gạo, cháo, cơm nếp…
Chế độ bảo hành
Với những thiết bị có giá trị lớn như máy làm bánh mì, bạn cần quan tâm đến thông tin bảo hành và quyền lợi bảo hành.
Khi mua máy, bạn nhớ hỏi kỹ đơn vị bán xem chế độ bảo hành chính hãng là trong bao lâu, và quy trình thay thế, sửa chữa hỏng hóc cụ thể ra sao.
Trung bình, những thiết bị như chiếc máy làm bánh mì có thời gian bảo hành chính hãng là 12 tháng. Tuy nhiên, có nhiều mẫu máy có chất lượng thấp, xuất xứ không rõ ràng thì chỉ bảo hành được trong 6 tháng. Bạn nên lưu ý yếu tố này.
Kết luận – Bạn nên mua máy làm bánh mì nào cho gia đình?
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chiếc máy làm bánh mì. Tiross TS822 là lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu thưởng thức bánh mì trong một gia đình Việt điển hình. Không chỉ được đánh giá cao về kiểu dáng hiện đại, máy còn được trang bị 12 chương trình làm bánh tự động, thông dụng. Chiếc máy này cũng có giá cả khá mềm, và được bảo hành chính hãng 12 tháng bởi đại diện hãng Tiross tại Việt Nam. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng và được hưởng 100% quyền lợi từ hãng trong suốt quá trình bảo hành.
Một số câu hỏi thường gặp về thiết bị làm bánh mì tự động
Máy làm bánh mì là một thiết bị giúp bạn làm ra những chiếc bánh mì thơm ngon, đảm bảo an toàn. Máy được vận hành tự động hoàn toàn.
Việc vệ sinh máy làm bánh mỳ cũng đơn giản như rửa chiếc nồi cơm điện trong nhà. Bạn cần tháo các bộ phận của máy ra, và làm sạch chúng theo hướng dẫn sau:
Ruột máy: Bạn sử dụng miếng vải mềm hoặc xốp rửa bát thấm nước và lau nhẹ nhàng bên trong lòng ruột máy. Sau khi vệ sinh, bạn để khô tự nhiên, rồi lắp lại vào máy như ban đầu. Lưu ý, bạn không được dùng vật nhọn hay bùi nhùi sắt để chà xát vì có thể làm bong tróc lớp chống dính.
Chân vịt nhào bột: Bạn hay dùng thanh inox để lấy chân vịt ra khỏi máy. Bạn có thể đổ nước ấm vào và cho máy chạy khoảng 30 phút để lấy ra cho dễ.
Nắp máy và cửa sổ quan sát: Bạn chỉ cần vải mềm ẩm để lau qua hai bộ phận này là được.
Vỏ máy: bạn dùng vải mềm, ẩm để lau chùi nhẹ nhàng. Bạn cũng không được dùng vật sắc nhọn hay chất tẩy rửa mạnh để chà bộ phận này vì sẽ làm trầy nó. Bạn cũng không được nhúng vỏ máy vào nước để tránh bị cháy, chập điện.
Để làm ra những chiếc bánh mì thành phẩm thơm ngon, bạn cần tham khảo những thông tin quan trọng về chiếc máy làm bánh mì như sau:
Bạn cần theo dõi và điều chỉnh thời gian nhồi bánh sao cho phù hợp, vì mỗi loại bánh sẽ có thời gian nhồi bột bánh khác nhau.
Lắp que đánh bột đúng cách để máy có thể hoạt động được.
Cẩn thận khi nhấc khuôn bánh ra sau khi nướng. Bánh mới nướng xong và khuôn chứa rất nóng, có thể gây bỏng. Ngoài ra, que đánh bột dưới đáy khuôn cũng dễ rơi và cũng rất nóng sau khi bánh nướng xong.
Tuyệt đối không mở nắp máy khi máy đang ủ bột hoặc nướng vì có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng, và ảnh hưởng đến chất lượng bánh thành phẩm.
Luôn tháo các bộ phận của máy và vệ sinh cẩn thận sau khi sử dụng. Điều này giúp bánh luôn vệ sinh, và cũng đảm bảo tuổi thọ của máy.
Bạn nên chọn mua máy làm bánh mì tại các siêu thị điện máy. Bạn cũng có thể tìm mua các mẫu máy làm bánh trên các trang TMĐT như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo…
Máy làm bánh mì cho gia đình có công suất dao động từ 350-700W. Để đảm bảo chất lượng bánh, bạn nên chọn mẫu máy có công suất từ 450W trở lên.
Nguyên nhân khiến máy không chạy có thể là do bạn đã dùng sai công thức khiến bánh không chín đều, không đủ mềm hoặc đủ cứng. Hoặc cũng có thể do thời gian nhồi bánh chưa đủ. Bạn cần xem lại công thức và điều chỉnh thời gian nhồi bột để có bánh thành phẩm chín đều, thơm ngon hơn.