Mấy tiếng thay bỉm cho bé 1 lần?
Trong suốt những năm tháng đầu đời, các hoạt động hàng ngày của bé gắn liền với tã bỉm. Mấy tiếng thay bỉm cho bé 1 lần để vệ sinh, không hăm da là thắc mắc của nhiều mẹ có con đầu lòng. Hãy cùng Chọn Chuẩn tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Các dấu hiệu nhận biết khi nào cần thay bỉm cho bé
Thay bỉm cho bé là công việc mà mẹ sẽ làm nhiều nhất trong quá trình chăm sóc cho con. Nhưng với những bà mẹ có con đầu lòng, thật khó để biết khi nào bé muốn được thay bỉm. Vậy nên thay bỉm cho bé mấy tiếng 1 lần nếu dựa vào các dấu hiệu nhận biết? Mẹ hãy tham khảo một số gạch đầu dòng dưới đây.
- Bé đang ngủ hoặc chơi mà đột nhiên bật khóc mà không thể nín được, mẹ hãy kiểm tra bỉm xem sao. Có thể bỉm bị ứ đọng nhiều chất lỏng khiến bé khó chịu.
- Khi ngửi thấy có mùi khó chịu xung quanh bé, mẹ nên kiểm tra bỉm cho bé ngay
- Mẹ có thể cảm nhận xem bỉm đã đầy chưa khi bé ti sữa. Nếu có, mẹ nên thay bỉm mới cho bé ngay
- Một số loại bỉm như bỉm nội địa Trung có vạch báo thay bỉm. Mẹ có thể căn cứ vào đó để vệ sinh, thay bỉm mới cho bé mà không cần phải vạch bỉm ra kiểm tra thường xuyên.
Mấy tiếng thay bỉm cho bé 1 lần theo độ tuổi
Ngoài nhận biết theo dấu hiệu, mẹ có thể ước lượng thời gian cần thay bỉm cho bé theo độ tuổi. Việc nắm được đóng bỉm cho bé mấy tiếng thay 1 lần sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc bé và cân đối với công việc nhà, công việc cá nhân.
Trung bình, trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi tiêu thụ từ 10-12 chiếc bỉm/ngày. Ở giai đoạn này, một ngày bé có thể đi nặng từ 3-4 lần và đi tiểu sau mỗi lần bú. Bé càng lớn thì tần suất thay bỉm cho bé càng giảm đi.
Mẹ có thể tham khảo bảng ước tính số bỉm cho bé theo độ tuổi dưới đây:
Số tháng tuổi | Số bỉm cần dùng trong một ngày (chiếc) | Số bỉm cần dùng trong một tháng (chiếc) |
0-1 tháng tuổi | 10-12 | 320 |
1-5 tháng tuổi | 8-10 | 240 |
5-9 tháng tuổi | 8 | 240 |
9-12 tháng tuổi | 8 | 240 |
Một số lưu ý khi thay bỉm cho bé
Ngoài việc nắm được bao lâu thay bỉm cho bé 1 lần, mẹ cũng nên lưu ý đến một số điểm sau:
- Mỗi bé có một thói quen thay tã bỉm nhất định được hình thành từ khi bé mới lọt lòng. Mẹ nên ghi nhớ một số thông tin như khoảng thời gian, số lượng bỉm sử dụng một ngày, những thời điểm đi nặng của bé… Như vậy, mẹ sẽ nắm bắt được để thay bỉm cho bé cho phù hợp. Mẹ cũng dựa vào đây để kiểm tra tình trạng sức khỏe và tiêu hóa của bé.
- Vệ sinh vùng kín cho bé cẩn thận trong mỗi lần thay bỉm. Mẹ sử dụng khăn sạch và nước ấm để lau sạch da cho bé, và chờ cho da bé khô hẳn mới mặc bỉm mới cho bé.
- Nên theo dõi bé để xem bé có cảm thấy thoải mái với loại bỉm đang dùng hoặc cách mặc bỉm không. Từ đó, mẹ điều chỉnh cho phù hợp hơn với bé (như mua loại bỉm khác thoải mái hơn, nới bỉm ra cho bé thoáng hơn…)
- Thi thoảng nên thả bỉm ra cho bé được thoải mái, hạn chế tình trạng hăm tã, rôm sảy
- Không nên lạm dụng phấn rôm hoặc kem hăm cho bé. Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhi, việc sử dụng quá nhiều những sản phẩm này lại khiến bé dễ bị hăm hơn.
- Nên sử dụng các loại tã, bỉm chính hãng hay mua từ các nhà bán hàng uy tín. Không nên ham rẻ mà dễ mua phải bỉm nhái, bỉm kém chất lượng.
Kết luận
Hy vọng bài viết này đã đưa ra những thông tin hữu ích cho câu hỏi “Mấy tiếng thay bỉm cho bé 1 lần?”. Lần đầu làm mẹ không tránh khỏi những lo lắng, bối rối. Mẹ hãy kiên nhẫn theo dõi bé và xem thêm những kiến thức chăm sóc bé để tự tin hơn nhé.
Bài viết cùng chuyên mục: Mẹ và Bé