Nồi chiên không dầu Camel có tốt không?

Nồi chiên không dầu Camel có xuất xứ từ Trung Quốc. Với giá thành rẻ, dung tích lớn, nồi chiên thương hiệu Camel được nhiều gia đình Việt Nam quan tâm và sử dụng. Vậy nồi chiên không dầu của hãng này có tốt không?

Nồi chiên không dầu Camel nội địa Trung là sao?

Camel là thương hiệu nồi chiên không dầu nội địa Trung Quốc, được gia công sản xuất theo công nghệ của Nhật Bản. Nồi chiên Camel có tốt hay không còn phải xem xét trên nhiều yếu tố như dung tích, công nghệ tích hợp, thiết kế, giá thành…

camel
Thương hiệu con lạc đà Camel – Trung Quốc

Thiết kế tinh tế, hiện đại

Nồi chiên không dầu Camel có thiết kế đơn giản, hiện đại với màu đen. Nồi có hình thuôn tròn nên trông thanh mảnh, nhỏ gọn. Thiết kế của nồi Camel xứng đáng tô điểm cho căn bếp gia đình thêm phần thú vị. 

Phần vỏ nồi được làm bằng nhựa ABS chịu lực, chịu nhiệt tốt. Phần khay hứng và khay chiên được làm bằng inox 304 không gỉ. Khay chiên và khay hứng có thể dễ dàng tách ra và vệ sinh dễ dàng. 

Bên cạnh đó, nồi còn có chế độ tự ngắt khi nhiệt độ quá cao so với mức cho phép. Như vậy, bạn sẽ không lo bị hoả hoạn hay cháy nổ khi sử dụng nồi Camel

Dung tích phù hợp

Toàn bộ nồi Camel đều có dung tích lớn, dao động từ 5L đến 8L. Tuy nhiên, đây chỉ là dung tích của toàn bộ nồi, tính cả phần vỏ nồi. Trên thực tế, dung tích của lõi nồi (tức là phần chứa thức ăn cần nấu nướng) chỉ rơi vào tầm từ 3L – 4L.

Ứng dụng công nghệ Rapid Air

Tuy có giá thành khá rẻ, nồi Camel cũng được ứng dụng công nghệ Rapid Air để giúp các món chiên nướng thơm ngon mà không cần hoặc cần rất ít dầu mỡ. Bạn có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon với thiết bị bếp này như thịt quay, gà nướng, khoai tây chiên, cá nướng…

Công nghệ Rapid Air
Công nghệ Rapid Air trên nồi chiên Camel 

Đặc biệt, phần trên khay chiên có các lỗ để thoát dầu mỡ từ thực phẩm tiết ra. Dầu mỡ vì thế sẽ không bị ngấm ngược trở lại món ăn. Những lỗ thoát dầu này cũng giúp khí nóng tràn đều vào thực phẩm, giúp món ăn chín đều hơn. 

Giá thành rẻ

Cũng giống như nồi chiên các thương hiệu nội địa Trung như Hongxin, nồi chiên không dầu Camel có mức giá khá phải chăng, dao động từ 650,000 – 1,000,000 đồng. Đây là mức giá phù hợp với phần lớn các gia đình Việt. 

Điểm trừ của nồi chiên không dầu Camel

Bên cạnh những điểm vượt trội, nồi chiên không dầu Camel cũng có một số điểm trừ như sau: 

Công suất không cao như nồi chiên của các thương hiệu khác

Công suất của nồi chiên không dầu Camel chỉ ở mức 1350W, tức là khá thấp so với nồi chiên các thương hiệu khác. 

công suất 1350W
Nồi chiên Camel có công suất 1350W

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng công suất thấp không đồng nghĩa thực phẩm sẽ khó chín hay chỗ sống chỗ chín. Khi ở mức công suất thấp như vậy, bạn sẽ phải dành thêm 5-10 phút để chiên nướng thực phẩm so với các dòng nồi chiên khác.  

Có mùi nhựa trong vài lần sử dụng đầu tiên

Các dòng nồi chiên không dầu giá rẻ dưới 1 triệu đồng như Hongxin, Camel đều có mùi nhựa khó chịu khi mới mua về, hay trong vài lần sử dụng đầu tiên. Điều này không gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hay sức khoẻ của người dùng. 

Bạn có thể khắc phục điều này bằng cách cọ rửa nồi mới mua thật sạch và phơi khô tự nhiên. Ngoài ra, bạn có thể cho một bát nước chanh hoặc bã cà phê vào trong một cái bát rồi đặt trong lòng nồi. Bạn để ở mức nhiệt cao nhất trong 5-10 phút. Mùi nhựa sẽ biến mất hoàn toàn. 

Phích cắm 3 chấu bất tiện 

Do được sản xuất cho thị trường Trung Quốc, nồi chiên không dầu Camel sử dụng phích cắm 3 chấu. Bạn có thể khắc phục bằng cách mua phích chuyển đổi tầm 10.000 – 15.000 đồng nếu sử dụng tại Việt Nam. 

Noi chien khong dau camel
Phích cắm 3 chấu của nồi chiên Camel 

Top nồi chiên không dầu Camel bán chạy nhất (Phiên bản 2022)

Nếu gia đình bạn không dư dả và muốn sở hữu một mẫu nồi chiên không dầu có chức năng cơ bản, Camel là lựa chọn vừa túi tiền mà hoạt động khá ổn. Hiện nay, bạn có thể yên tâm mua nồi Camel vì nồi Camel có chế độ bảo hành 12 tháng theo hàng. Như vậy, nếu sản phẩm chẳng may có hư hỏng, trục trặc, bạn sẽ được hỗ trợ sửa chữa miễn phí hoặc đổi trả 1:1. 

Dưới đây là các mẫu nồi chiên Camel được các gia đình Việt Nam ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất. 

Nồi chiên không dầu Camel 5L F261-1 – ưa chuộng nhất

camel nồi chiên không dầu
Nồi chiên không dầu Camel 5l F261-1

Với mức giá chỉ tầm 860.000 đồng, nồi chiên Camel 5l F261-1 là mẫu nồi được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Nồi được hoạt động với bộ điều khiển cơ, đáp ứng nhu cầu chiên và nướng cơ bản. Trên vỏ nồi có 2 núm điều chỉnh thời gian từ 0-60 phút và nhiệt độ từ 0-200 độ C. Bạn có thể dễ dàng tìm mua chiếc nồi chiên này trên các trang TMĐT như Tiki, Shopee, Lazada…

Bên cạnh công nghệ Rapid Air, nồi chiên Camel F261-1 được tích hợp cơ chế an toàn 4 lớp. Khi công suất hay nhiệt độ vượt quá mức cho phép, nồi sẽ tự động tắt nguồn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Như vậy, nếu gia đình có trẻ nhỏ hay người già, bạn vẫn có thể yên tâm sử dụng nồi. 

Tuy dung tích hãng đưa ra là 5L, nhưng lòng nồi chỉ chứa được 3-4L thực phẩm. Với mức giá chưa đến 1 triệu đồng, đây vẫn là một lựa chọn khá tốt nếu bạn muốn mua nồi chính hãng.

Nồi chiên không dầu Camel 6l ZNC351-3 

nồi chiên không dầu Camel
Nồi chiên không dầu Camel 6L ZNC351-3

Camel ZNC351-3 là mẫu nồi chiên sử dụng công nghệ chiên không khí (Rapid Air) để làm chín đều thực phẩm và giảm đến 80% lượng dầu mỡ có trong thực phẩm. Nồi có dung tích 6L, và mức dung tích lòng nồi từ 4-4.5L. Bạn hãy cân nhắc xem dung tích này đã đủ cho gia đình sử dụng chưa nhé!

Sở dĩ gọi đây là chiếc nồi vạn năng là vì bạn có thể chế biến cực kỳ nhiều món ăn với chỉ một thiết bị bếp này. Từ món khoai tây chiên giòn tan, cá nướng sa tế thơm lừng, cho đến sấy khô hoa quả để uống trà detox… 

Nồi chiên Camel 6L đang được bán trên thị trường với giá từ 800.000 – 1.000.000 đồng

Hướng dẫn sử dụng nồi chiên không dầu Camel

Nếu sử dụng nồi chiên không dầu lần đầu, bạn sẽ khó tránh khỏi bỡ ngỡ. Hãy tham khảo cách sử dụng nồi chiên Camel an toàn dưới đây.

Bước 1: Rửa sạch, sơ chế món ăn kỹ càng, để cho ráo nước. Nếu món ăn cầm tẩm ướp, bạn nên tẩm gia vị trước ít nhất 30 phút – 1 tiếng để thực phẩm được ngấm sẽ ngon hơn. 

Bước 2: Cắm phích điện của nồi vào ổ điện.

Bước 3: Khởi động nồi trước 5 phút để nồi nóng trước khi cho thức ăn vào nồi. 

Bước 4: Xếp thực phẩm gọn gàng lên khay chiên. Với các món không tiết dầu như khoai lang, khoai tây, nem, bạn phết một lớp thật mỏng dầu ăn lên trên các bề mặt của thực phẩm. Như vậy, khi nấu xong món ăn, thành phẩm sẽ rất thơm ngon và không bị khô. 

Bước 5: Cài đặt khung nhiệt độ và thời gian thích hợp cho thực phẩm. Bạn có thể tham khảo một số khung dưới đây.

Tôm chiên: 180 độ C trong 10 – 15 phút.

Cánh gà chiên: 200 độ C ở 12 – 18 phút.

Khoai chiên: 180 độ C ở 12 – 15 phút.

Bước 6: Bạn nên lắc đều, lật/trở thức ăn trong khi chế biến món ăn sẽ giúp thành phẩm chín đều hai mặt, ngon và đậm vị hơn. Lưu ý, trước khi mở nồi, bạn nên rút phích cắm, tắt nồi để đảm bảo an toàn về điện.

Bước 7: Khi món ăn đã được nấu xong, thì bạn cần rút phích cắm điện và đợi nồi nguội khoảng 5 phút rồi mới tiến hành lấy thức ăn. Bởi sau khi nấu, nồi chiên không dầu có nhiệt độ lên tới 180 – 200 độ C. Bạn không nên chạm vào nồi ngay lúc này vì có thể bị bỏng. 

Bước 8: Sau khi đã lấy thực phẩm ra và nồi đã nguội, bạn tiến hành vệ sinh nồi thật sạch sẽ, rồi để ráo, bảo quản kỹ cho những lần nấu ăn tiếp theo. 

Chọn Chuẩn có tổng hợp một số công thức nấu món ngon với nồi chiên không dầu. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây

Cách vệ sinh nồi chiên Camel đơn giản

Nếu biết vệ sinh nồi chiên không dầu Camel đúng cách, bạn sẽ kéo dài được tuổi thọ của nồi và giữ nồi luôn sáng bóng, đẹp đẽ. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn cọ rửa nồi Camel ngay dưới đây.

Bước 1: Đảm bảo phích cắm đã được rút ra khỏi ổ điện và nồi đã nguội hẳn. Vệ sinh khi nồi còn nóng có thể gây bỏng. 

Bước 2: Lấy khay chiên và khay hứng ra khỏi nồi. 

Bước 3: Ngâm 2 khay này với nước ấm để loại bỏ bớt dầu mỡ. Bạn cũng có thể lấy giấy thấm dầu thấm hút bớt mỡ bám trên 2 khay này để tránh ảnh hưởng đến đường thoát nước. Sau đó, bạn ngâm vào dung dịch nước rửa chén loãng trong 15 phút để loại bỏ các cặn dính bám vào khay chiên và khay hứng. 

Sau khi đã ngâm, bạn tiến hành cọ rửa 2 khay này bằng mút xốp rửa bát mềm. Lưu ý không sử dụng các vật dụng sắc nhọn, bùi nhùi kim loại vì có thể làm hỏng lớp chống dính. Nếu nhà có máy rửa bát, bạn có thể bỏ khay vào để máy vệ sinh cho sạch sẽ.

Nhiều gia đình do không lưu ý đến đặc điểm này nên đã vô tình làm hỏng, tróc mất phần inox chống dính của khay chiên và khay hứng. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng giấy nến để lót lên món ăn thay cho lớp chống dính đã hỏng. 

Bước 4: Riêng với phần vỏ nồi, bạn không được ngâm trong nước. Vì phần vỏ có động cơ điện có thể bị hỏng nếu bị tiếp xúc với nước. Bạn lấy khăn ẩm hoặc giấy ướt lau nhẹ nhàng cho vỏ nồi sạch, sau đó để riêng cho khô.

Bước 5: Bạn vệ sinh thanh nhiệt bên trong nồi cho sạch sẽ. Thanh nhiệt nằm bên trong vỏ nồi, thường hay bị bắn dầu mỡ hay bám cặn thức ăn trong quá trình nấu nướng.

Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh nồi chiên không dầu đúng cách

Có nên mua nồi chiên không dầu Camel không?

Nếu gia đình bạn có ngân sách hạn hẹp, nồi chiên không dầu Camel là một lựa chọn khá phải chăng. Nồi có thiết kế đẹp, chức năng chiên và nướng ổn định. 

Tuy nhiên, với phân khúc giá rẻ chỉ trên dưới 1.000.000 đồng, nồi Camel vẫn còn một số hạn chế như mùi nhựa trong những lần sử dụng đầu, lớp chống dính không được tốt lắm. Khi sử dụng, bạn cần cọ rửa cẩn thận hơn để tránh gặp phải những rắc rối. 

Nếu muốn mua nồi chiên thương hiệu Camel, bạn nên lựa chọn một địa chỉ bán hàng chu đáo, bảo hành rõ ràng để được phục vụ tốt nhất. 

Một số câu hỏi về nồi Camel

Nồi chiên không dầu Camel của nước nào?

Nồi chiên Camel được sản xuất tại Trung Quốc, và sử dụng cho thị trường nội địa Trung.

Nồi chiên không dầu Camel giá bao nhiêu?

Các mẫu nồi chiên không dầu Camel có mức giá khá rẻ, chỉ từ 650.000 – 1.000.000 đồng. 

Chọn Chuẩn
 

Chọn Chuẩn là cộng đồng dành cho những người tiêu dùng thông thái. Tại đây, bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm chất lượng nhất, phù hợp nhất cho bản thân và gia đình, cũng như các mã giảm giá, khuyến mại siêu hời từ khắp mọi nơi.

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments

Leave a Reply: