Sắt vô cơ và sắt hữu cơ: loại nào tốt hơn?

Theo thống kê, có tới 20% phụ nữ nói chung và 50% phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài chế độ dinh dưỡng cân bằng, mẹ bầu và mẹ cho con bú còn nên bổ sung sắt qua đường viên uống, với 2 lựa chọn là sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Vậy loại nào phù hợp cho mẹ bầu, mẹ bỉm?  

Vai trò của sắt với mẹ bầu và mẹ sau sinh

Vai trò của sắt

Sắt là một nguyên tố vi lượng chiếm tỉ trọng 0,004% trọng lượng của cơ thể, nhưng lại có vai trò quan trọng đến chúng ta. Nó giúp sản sinh và giúp tăng cường sức mạnh cho các tế bào hồng cầu. Cụ thể, sắt là một nguyên liệu tổng hợp nên hemoglobin (huyết sắc tố), là chất tạo nên màu đỏ trong hồng cầu, và có nhu cầu vận chuyển oxy trong máu tới các mô, các cơ quan trong cơ thể. Sắt cũng xuất hiện trong myoglobin (cơ vân), có nhiệm vụ trữ oxy có các hoạt động của cơ vân, đồng thời kết hợp với các chất khác để giải phóng năng lượng khi xảy ra phản ứng co cơ.

sắt vô cơ và sắt hữu cơ
Thiếu sắt, thiếu máu gây nhiều hệ luỵ đến sức khoẻ

Chính vì thế, khi cơ thể bị thiếu sắt, chúng ta sẽ phải đối diện tới nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe. Ở những đối tượng dễ thiếu sắt như trẻ em, mẹ bầu, mẹ bỉm, vấn đề này cũng cần được đặc biệt quan tâm. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 43% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15-50 tuổi) tại các nước đang phát triển gặp phải tình trạng thiếu máu. Đặc biệt, tỷ lệ này là 56-80% ở phụ nữ trong giai đoạn mang bầu. 

Mẹ có thể tham khảo thêm một số thông tin sau:

Bệnh thiếu mắt do thiếu sắt – Viện Huyết Học (tại đây)

Một số điều cần biết về thiếu máu thiếu sắt (tại đây)

Lượng bổ sung sắt theo từng độ tuổi:

Lượng sắt cần bổ sung theo từng độ tuổi như sau:

  • Trẻ từ 3-6 tháng: 6,6mg/ngày
  • Trẻ từ 6-12 tháng: 8,8mg/ngày
  • Trẻ từ 1-10 tuổi: 7-10mg/ngày
  • Phụ nữ từ 19-50 tuổi: 18mg/ngày
  • Phụ nữ đang mang thai: 27mg/ngày
  • Phụ nữ cho con bú: 9-10mg/ngày
  • Nam giới trên 19 tuổi: 8mg/ngày

Sắt vô cơ và sắt hữu cơ – Những điểm khác biệt tiêu biểu

Hàm lượng sắt giữa sắt vô cơ và sắt hữu cơ

Sắt vô cơ chứa hàm lượng sắt nguyên tố khá cao, khoảng 20%. Trong khi đó, hàm lượng sắt nguyên tố trong viên sắt hữu cơ khá thấp. Điều này khiến cho mẹ cần phải uống lượng viên sắt hữu cơ nhiều hơn thì mới đảm bảo nhu cầu sắt của cơ thể. Chi phí cho việc bổ sung sắt do vậy khá cao, mà việc uống viên sắt cũng bất tiện hơn vì ngoài sắt, mẹ cần bổ sung nhiều mục khác như vitamin tổng hợp, canxi, DHA,…

Chẳng hạn, trong một viên uống Procare chứa 92.25mg sắt hữu cơ nhưng lượng sắt nguyên tố chỉ là 24mg. Như vậy, mẹ sẽ cần phải uống nhiều hơn, hoặc sử dụng kèm một loại viên sắt khác để đảm bảo nhu cầu của cơ thể. 

Khả năng hấp thu

Các ion trong sắt vô cơ khi vào cơ thể sẽ được giải phóng ồ ạt cùng lúc, gây khó chịu cho cơ thể nhạy cảm của mẹ và dẫn đến các tình trạng như ợ nóng, nóng trong, táo bón, buồn nôn. Hơn nữa, lượng sắt này dễ bị dư thừa, lắng cặn trong các cơ quan trong cơ thể và dẫn đến các hệ quả sau này.  

Sắt hữu cơ hấp thu dựa vào nhu cầu của cơ thể và được giải phóng từ từ. Loại sắt này cũng ít bị ảnh hưởng bởi hệ tiêu hoá, và chỉ giải phóng khi đã vào đến ruột non. Do vậy, cơ thể mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Lượng sắt được ruột non chủ động hấp thu qua thành ruột. Sau khi tiêu hoá nếu còn thừa sẽ được tống ra ngoài chứ không bị tích lại trong cơ thể. 

Xem thêm: So sánh điểm giống và khác giữa canxi hữu cơ và vô cơ

Giá thành

Sắt vô cơ có giá thành khá phải chăng, đa dạng về sản phẩm, phù hợp với túi tiền của nhiều mẹ. Trong khi đó, sắt hữu cơ có giá thành cao hơn nên chưa được ưa chuộng nhiều lắm. 

Sắt vô cơ là gì?

Sắt vô cơ (hay sắt sulfat) là dạng muối sắt với gốc muối vô cơ. Đây là loại sắt phổ biến và được ra đời đầu tiên trên thị trường. Thành phần sắt vô cơ có tới 20% là sắt nguyên tố, trong khi cơ thể chúng ta chỉ có thể hấp thu 10% lượng sắt đưa vào cơ thể. Như vậy, lượng sắt hấp thu khi vào cơ thể là khá cao. 

sắt vô cơ
Sắt vô cơ chứa hàm lượng sắt khá cao – đến 20%

Nhược điểm của dạng sắt này đó là dễ bị táo bón, ợ chua, hoặc nóng trong vì các ion sắt được giải phóng ồ ạt trong thời gian ngắn. Ngoài ra, lượng sắt được giải phóng quá nhiều sẽ khiến lắng đọng sắt trong máu, trong ruột, dạ dày… Với các mẹ nhạy cảm, các mẹ sẽ gặp phải các vấn đề về đường tiêu hoá hay dạ dày. Loại sắt này cũng có mùi tanh và khá là khó uống.

Một số viên bổ sung sắt vô cơ phổ biến là sắt Blackmores, sắt Elevit, sắt bầu Prenatal… 

Ưu điểm

  • Hàm lượng sắt cao (20% nguyên tố sắt)
  • Lượng sắt hấp thu vào cơ thể nhanh và nhiều

Nhược điểm

  • Mùi vị tanh, khó uống
  • Dễ bị táo bón, buồn nôn, nóng trong

Sắt hữu cơ là gì?

Sắt hữu cơ là dạng muối sắt với các gốc muối hữu cơ như fumarat, gluconate, polymaltose, bisglycinate. Dạng sắt này đang được các mẹ bầu và mẹ bỉm ưa chuộng trên thị trường. Sắt hữu cơ hiện nay có nhiều dạng bào chế như dạng viên tiện mang theo bên mình, dạng nước dễ hấp thu và có mùi vị hấp dẫn.   

Sắt hữu cơ trên thị trường gồm có 2 loại:

  • Sắt hữu cơ hoá trị II: hàm lượng sắt khá cao, được hấp thu ở ruột non. Loại sắt này thường được kê cho các bệnh nhân bị thiếu máu. Sắt III cũng không mất thời gian chuyển đổi khi vào cơ thể nên gần như cơ thể có thể hấp thụ trực tiếp luôn. Tuy nhiên, loại sắt này dễ gây các tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, nóng trong do lượng ion sắt được giải phóng cao.
  • Sắt hữu cơ hoá trị III: khác với sắt II, sắt III cho phép cơ thể hấp thụ sắt mà không gây ra tác dụng phụ hay dư thừa sắt như sắt III. Tuy nhiên, loại sắt này cần có thời gian để chuyển thành sắt III trước khi được cơ thể hấp thụ. Vậy nên, bạn nên dùng kèm loại sắt này với vitamin C hoặc thực phẩm giàu vitamin C (nước cam, nước chanh) để cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. 

Ưu điểm

  • Khả năng hấp thụ cao 
  • Tự giải phóng lượng sắt thừa khỏi cơ thể nên ít gây lắng cặn
  • Ít tác dụng phụ (táo bón, buồn nôn)
  • Hương vị dễ tiếp nhận hơn, ít tanh

Nhược điểm

  • Hàm lượng sắt nguyên tố thấp
  • Giá thành cao

Cần lưu ý gì khi bổ sung sắt cho mẹ bầu và sau sinh?

Sau khi phân biết sắt vô cơ và sắt hữu cơ khác nhau như thế nào, mẹ cần biết một số lưu ý quan trọng để sử dụng sắt hiệu quả, ít tác dụng phụ:

  • Chọn mua viên bổ sung sắt đảm bảo chất lượng, từ những địa chỉ đáng tin cậy. Mẹ không nên ham rẻ mà dễ mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Mẹ nên bổ sung sắt theo khuyến cáo hoặc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Mẹ không nên tự ý bổ sung sắt vì có thể gây quá liều, không tốt cho thai nhi (cho giai đoạn mang thai)
  • Mẹ nên lựa chọn loại sắt có hàm lượng vừa đủ sử dụng. Bổ sung thừa nhiều sắt có thể gây nhiều phiền toái cho mẹ trong thai kỳ hoặc giai đoạn hồ phục sau sinh. Một số triệu chứng được kể đến như khó tiêu, nóng trong, buồn nôn, táo bón…
  • Mẹ nên sử dụng sắt kèm với các loại nước giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt cao nhất. Một số loại nước kể đến là nước cam, nước ổi, nước chanh, nước bưởi, quả kiwi…
  • Mẹ nên uống sắt kèm với thật nhiều nước để nước hoà tan sắt dễ dàng và hạn chế táo bón. Tuy nhiên, mẹ không nên sử dụng trà hoặc cà phê vì hai loại đồ uống này cản trở khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
  • Mẹ nên uống sắt khi bụng đói vào buổi sáng. Nhưng lưu ý không uống sắt liền với canxi hay thực phẩm giàu canxi vì hai chất này có thể cản trở sự hấp thu của nhau. Ngoài ra, mẹ có thể uống sắt sau ăn 1-2 giờ.
  • Đi kèm với sắt, mẹ cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, đa dạng, giàu xơ để hạn chế táo bón.

Một số câu hỏi thường gặp về sắt vô cơ và sắt hữu cơ

Mẹ bầu nên uống viên sắt vào lúc nào là tốt nhất?

Mẹ bầu nên uống viên bổ sung sắt khi bụng đói để cơ thể hấp thu sắt được tốt nhất. Mẹ nên sử dụng viên uống này cùng các thực phẩm giàu vitamin C như nước chanh, cam… để sắt được hấp thu nhanh nhất. Nếu quên uống trước ăn, mẹ có thể uống sắt 2-3 giờ sau ăn cũng được.

Sắt Blackmore là sắt vô cơ hay hữu cơ?

Sắt Blackmore là sắt vô cơ. Mỗi viên sắt Blackmore gồm có 24mg sắt, với hoạt chất chính là sắt (II) glycinate. 

Ferrovit là sắt hữu cơ hay vô cơ?

Viên Ferrovit là sắt hữu cơ, với dạng sắt fumarate. Trong một viên Ferrovit có 162mg sắt nguyên tố fumarate, 0.75mg acid folic, 7.5mcg vitamin B12. Viên uống Ferrovit có ưu điểm là hấp thu dễ dàng trong máu, không gây lắng đọng ở gan, tim, hệ nội tiết. Sản phẩm này cũng khá dễ dùng và không gây buồn nôn, khó uống. 

Sắt Fumarat là sắt hữu cơ hay vô cơ?

Sắt (II) Fumarat là sắt vô cơ, có chứa 33% sắt nguyên tố. Cụ thể, trong một viên 325mg sắt fumarate có chứa 106mg sắt nguyên tố. Nhược điểm của sắt fumarate đó là có thể gây ra các tác dụng phụ như kích ứng đường ruột, làm ố men răng, đi phân đen. Ưu điểm của sắt fumarate so với sắt sulfate đó là mùi vị dễ chấp nhận hơn, sinh khả dụng, ít bị táo bón hay nóng. 

Sản phẩm tham khảo có chứa sắt fumarate: Fumafer-B9 Corbière, Ferrovit; Iron melts

Sắt III hydroxide polymaltose là sắt hữu cơ hay vô cơ?

Sắt (III) hydroxide polymaltose là sắt vô cơ. Loại sắt này được hình thành do liên kết giữa lõi Polynuclear Iron (III) -hydroxide và được bao phủ trên bề mặt bởi các polymaltosome phân tử không liên kết hoá trị. Cấu trúc cồng kềnh này giúp sắt polymaltose có tính ổn định cao, độ hấp thụ tốt. Tuy nhiên, tính khả dụng của sản phẩm không cao. 

Kết luận

Qua việc so sánh giữa sắt vô cơ và sắt hữu cơ, mẹ thấy rằng sắt vô cơ có hàm lượng sắt cao, dễ mua, giá hợp lý, nhưng lại khá nhiều tác dụng phụ. Do vậy, mẹ có thể cân nhắc sử dụng sắt hữu cơ bởi sản phẩm này có nhiều điểm vượt trội như khả năng hấp thu sắt cao, tự đào thải lượng thừa ra khỏi cơ thể, mùi vị dễ uống, ít các tác dụng phụ khó chịu.

Chọn Chuẩn
 

Chọn Chuẩn là cộng đồng dành cho những người tiêu dùng thông thái. Tại đây, bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm chất lượng nhất, phù hợp nhất cho bản thân và gia đình, cũng như các mã giảm giá, khuyến mại siêu hời từ khắp mọi nơi.

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments

Leave a Reply: